(Baothanhhoa.vn) - Đến hết tháng 7-2023, huyện Lang Chánh cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ thu mùa với 2.190 ha diện tích cây trồng các loại. Trong đó, lúa 1.350 ha, ngô 430 ha, lạc 30 ha, rau đậu các loại 250 ha, cây trồng khác 130 ha. Bà Vi Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lang Chánh, cho biết: Hiện trung tâm thường xuyên cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, thăm đồng để dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh gây hại và có giải pháp hướng dẫn người dân phòng trừ kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Đồng thời, hướng dẫn người dân duy trì mực nước nông giang trên mặt ruộng, bón thúc ngay sau khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh bằng các loại NPK chuyên dùng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng trừ chuột, ốc bươu vàng và các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

Tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ thu mùa

Đến hết tháng 7-2023, huyện Lang Chánh cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ thu mùa với 2.190 ha diện tích cây trồng các loại. Trong đó, lúa 1.350 ha, ngô 430 ha, lạc 30 ha, rau đậu các loại 250 ha, cây trồng khác 130 ha. Bà Vi Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lang Chánh, cho biết: Hiện trung tâm thường xuyên cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, thăm đồng để dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh gây hại và có giải pháp hướng dẫn người dân phòng trừ kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Đồng thời, hướng dẫn người dân duy trì mực nước nông giang trên mặt ruộng, bón thúc ngay sau khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh bằng các loại NPK chuyên dùng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng trừ chuột, ốc bươu vàng và các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

Tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ thu mùaCán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) kiểm tra bệnh sâu keo mùa thu trên cây ngô.

Bước vào sản xuất vụ thu mùa luôn được ngành nông nghiệp và các địa phương xác định tiềm ẩn các nguy cơ phức tạp và diễn biến bất thường, như: nắng nóng, hạn hán ở đầu vụ, bão lụt cuối vụ ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cũng như sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cùng với đó, nguy cơ phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh bạc lá, sâu keo mùa thu... ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Căn cứ vào tình hình dự báo thời tiết trong vụ mùa, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phù hợp trong quá trình sản xuất.

Tính đến ngày 30-7, toàn tỉnh gieo trồng vụ thu mùa được 151.205 ha/153.000 ha, đạt 98,8% kế hoạch. Trong đó, lúa 113.055 ha, ngô 12.979 ha, lạc 642 ha, khoai lang 955 ha, rau đậu các loại 13.585 ha, cây trồng khác 9.989 ha... Hiện nay, sâu cuốn lá nhỏ gây hại xuất hiện trên cây lúa tại các huyện Thiệu Hóa, Cẩm Thủy, Yên Định, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Quan Hóa, thị xã Bỉm Sơn... với diện tích cần phòng trừ 103 ha; bệnh nghẹt rễ gây hại nhẹ tại thị xã Nghi Sơn, huyện Bá Thước với diện tích nhiễm 32 ha. Trên ngô, sâu keo mùa thu gây hại tại huyện Hoằng Hóa trên diện tích 10 ha. Bệnh khảm lá sắn gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Bá Thước, diện tích nhiễm 1.012 ha.

Nhằm đảm bảo đạt được cả năng suất và sản lượng cây trồng vụ mùa, ông Vũ Quang Trung, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, cho biết: Trong vụ thu mùa, các loại cây trồng sinh trưởng nhanh, do vậy phải bón các loại phân NPK tổng hợp chuyên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại cây trồng ngay sau khi cây bén rễ, bắt đầu đẻ nhánh hoặc bắt đầu phát triển thân lá. Chi cục thường xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra, thăm đồng để dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh gây hại để có giải pháp hướng dẫn người dân phòng trừ kịp thời. Nhất là trên diện tích các trà lúa hè thu (né lụt) và lúa mùa cực sớm giai đoạn lúa mới cấy và đứng cái rất dễ bị các đối tượng chuột, bọ trĩ, có khả năng phát sinh gây hại nặng cục bộ. Đối với những diện tích cây trồng phát sinh bệnh hại, chi cục hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp hóa học tuân theo “nguyên tắc 4 đúng”.

Theo dự báo của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, trong vụ thu mùa 2023, diện tích có khả năng xảy ra ngập úng trên địa bàn tỉnh khi có mưa lớn xảy ra khoảng 9.190 ha. Các diện tích này tập trung ở các huyện Yên Định 1.200 ha, Hà Trung 1.630 ha, Nông Cống 2.000 ha, Thọ Xuân 1.100 ha, Vĩnh Lộc 900 ha, Ngọc Lặc 530 ha, Triệu Sơn 450 ha, Thiệu Hóa 200 ha, Nga Sơn 170 ha và thị xã Nghi Sơn 910 ha... Để đảm bảo chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích cây trồng vụ thu mùa, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương trong tỉnh theo dõi diễn biến thời tiết, chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thủy nông chủ động tiêu rút nước đệm trên các tuyến kênh mương, nhất là ở những vùng úng, trũng; thực hiện các biện pháp chống úng cho lúa, cây màu khi có mưa lớn xảy ra.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]