(Baothanhhoa.vn) - Sáng 11-5, tại huyện Thọ Xuân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân đã tổ chức hội nghị tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Sáng 11-5, tại huyện Thọ Xuân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân đã tổ chức hội nghị tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Hội nghị tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng.

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Việc xây dựng, thiết lập được mã số vùng trồng sẽ là “hộ chiếu” để nông sản xuất khẩu theo con đường chính ngạch.

Để bắt kịp xu hướng phát triển, huyện Thọ Xuân đã đề xuất, xây dựng kế hoạch xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch về xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng trên địa bàn, huyện Thọ Xuân đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức tập huấn các nội dung xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng cho lãnh đạo, cán bộ các xã, thị trấn.

Tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị tập huấn, đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã thông tin đến các đại biểu nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng đối với hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, hướng dẫn những yêu cầu để được cấp mã số vùng trồng; quy trình xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng.

Theo hướng dẫn, vùng được cấp mã số vùng trồng phải đáp ứng đủ 7 yêu cầu, gồm: Yêu cầu chung, yêu cầu về diện tích; quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, tuân thủ quy định theo nguyên tắc 4 đúng; sổ ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong vụ canh tác; điều kiện canh tác và các yêu cầu khác tuân thủ theo yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu.

Đối với nội dung đăng ký thiết lập mã số vùng trồng phải thực hiện theo 4 bước chính, gồm: Bước 1 đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng; bước 2 kiểm tra thực địa; bước 3 đánh giá kết quả kiểm tra thực hiện và bước 4 là phê duyệt mã số vùng trồng.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]