(Baothanhhoa.vn) - Tiếp nối đà tăng trưởng công nghiệp năm 2024, ngành công thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15%; giá trị gia tăng công nghiệp tăng 18%; xuất khẩu đạt 8 tỷ USD trong năm 2025. Bắt nhịp thị trường với tín hiệu khởi sắc về tiêu thụ, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể; đồng thời bắt tay đẩy mạnh phát triển thị trường.

Tăng tốc sản xuất đầu năm

Tiếp nối đà tăng trưởng công nghiệp năm 2024, ngành công thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15%; giá trị gia tăng công nghiệp tăng 18%; xuất khẩu đạt 8 tỷ USD trong năm 2025. Bắt nhịp thị trường với tín hiệu khởi sắc về tiêu thụ, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể; đồng thời bắt tay đẩy mạnh phát triển thị trường.

Tăng tốc sản xuất đầu nămCông ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức tập trung đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm.

Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam (Khu Công nghiệp Bỉm Sơn) do Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 66,44ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.443 tỷ đồng. Với ngành nghề sản xuất các nguyên liệu phụ trợ ngành may mặc, nhà máy này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu sự phụ thuộc của ngành may vào các phụ kiện lâu nay đang phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ông Cui Gang, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam, cho biết: “Đi vào hoạt động từ đầu quý II năm 2024, DN đã đạt doanh thu 56 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 500 lao động. Trong năm 2025, công ty sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư giai đoạn 2; đồng thời phát triển thêm thị trường tiêu thụ để đưa sản lượng của nhà máy tăng lên 150 triệu USD”.

Tại Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức (Khu Công nghiệp Lễ Môn), ngay sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các đơn vị cũng đã bắt tay vào kế hoạch sản xuất cho năm mới, với nhiều đơn hàng nội thất, thiết bị trường học đã được ký kết. Theo bà Vũ Thị Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty, với mục tiêu tăng trưởng 20% so với năm trước, công ty đang tiếp tục cập nhật, tiếp cận xu hướng nội thất mới; đồng thời cải biến, “việt hóa” cho phù hợp với chi phí và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với đó, DN đang tiếp tục tái cấu trúc đội ngũ nhân sự, đặc biệt chú trọng đội ngũ marketing; đầu tư thêm dây chuyền, máy móc, công nghệ, chủ động thay đổi, đa dạng mẫu mã, sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận thành công nhiều thị trường mới.

Là một DN khá non trẻ tại thị trường Thanh Hóa, tuy nhiên Công ty TNHH thang máy kỹ thuật điện AZ, TP Thanh Hóa cũng đã sớm định hình được vị thế trên thị trường cung ứng sản phẩm, thiết bị thang máy. Theo đại diện công ty, hiện đơn hàng năm 2025 của nhà máy đã bảo đảm sản xuất, việc làm cho 2 quý đầu năm. Với kế hoạch sản lượng tăng 30% so với cùng kỳ, DN đang đầu tư mở rộng nhà xưởng; đồng thời mở rộng thêm các thị trường tiêu thụ khu vực lân cận như: Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình.

Theo Sở Công Thương, trong năm 2024, ngành công nghiệp có thêm 46 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư mới. Cùng với đó, nhiều dự án sắp hoàn thành và đi vào hoạt động, như: Nhà máy Sản xuất lốp ô tô Radial, Nhà máy Sản xuất găng tay Nitrile Intco; Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn số 2, Nhà máy khung tranh Inteco - giai đoạn 2 sẽ gia tăng đáng kể năng lực sản xuất, góp phần tạo động lực hoàn thành mục tiêu sản xuất năm 2025.

Hướng tới sản xuất bền vững, hiệu quả, ngành công thương đang tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu; tập trung phát triển ngành công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu với công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo là đột phá. Đơn vị cũng sẽ thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp duy trì hoạt động ổn định và phát huy tối đa công suất; tạo mọi điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp nhằm sớm đưa vào hoạt động, tạo thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, đơn vị cũng khuyến khích và tập trung các giải pháp phát triển công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản; công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc, vật tư, thức ăn chăn nuôi, phân bón phục vụ nông nghiệp; phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với khôi phục các nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới có thị trường tiêu thụ tốt, từ đó gia tăng giá trị cho các vùng nguyên liệu và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]