Tại sao ông Trump đối xử tốt với Tổng thống Nga Putin?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đánh cược lớn vào cách tiếp cận của mình đối với Ukraine. Bằng cách tiếp cận Tổng thống Nga Vladimir Putin một cách nồng nhiệt.
Ảnh: AFP.
Trên Fox News, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý Ukraine “có thể là của Nga một ngày nào đó” và đưa ra ý tưởng viện trợ của Mỹ nên đi kèm với các điều kiện ràng buộc, cụ thể là quyền tiếp cận khoáng sản đất hiếm của Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết tư cách thành viên NATO của Ukraine đã không còn được đưa ra thảo luận.
Dan Perry, cựu biên tập viên của Associated Press nhận định: Không phải hoang tưởng khi nghĩ rằng tham vọng của Nga không chỉ kết thúc ở Ukraine. Nếu nhận thấy sự yếu kém trong quyết tâm của phương Tây, Nga có thể nhắm đến Moldova, các nước Baltic hoặc tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn, thậm chí là khôi phục quyền kiểm soát đối với Trung và Đông Âu. Đó là lý do tại sao chính sách của Mỹ đối với Ukraine chưa bao giờ chỉ là về Ukraine.
Donald Trump đang đề cập đến một sự thật khó chịu: Ukraine phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất và các đồng minh của nước này sẽ không ủng hộ một cuộc chiến tranh mãi mãi về nguyên tắc. Các nhà hoạch định chính sách và nhà phân tích lặng lẽ thừa nhận việc đảo ngược hoàn toàn quyền kiểm soát của Nga ở miền đông Ukraine và Crimea là điều không thể.
Nếu một giải pháp đàm phán được thực hiện và nếu việc Nga kiểm soát lãnh thổ Ukraine được chấp thuận, thì phải đi kèm với những đảm bảo rõ ràng cho an ninh và tương lai của Ukraine, cũng như bồi thường cho những mất mát về cả sinh mạng và lãnh thổ. Điều này có thể không tệ đối với Kiev.
Có một kịch bản, trong đó Ukraine để đổi lấy việc từ bỏ 20% đất đai của mình, có thể đảm bảo được tư cách thành viên EU và sự hỗ trợ kinh tế và quân sự đáng kể từ châu Âu. Về lâu dài, hội nhập EU có thể có giá trị hơn đối với Ukraine so với tư cách thành viên NATO, vì Điều 5 của NATO không thực sự đảm bảo bất kỳ phản ứng quân sự cụ thể nào.
Về cơ bản, có vẻ như Donald Trump quá háo hức đàm phán trực tiếp với tổng thống Nga Putin, điều này có thể mang lại cho ông sự thỏa mãn cái tôi của một cường quốc nhưng cũng mang lại cho Putin chính xác những gì ông muốn.
Nếu Ukraine muốn thỏa hiệp về lãnh thổ, thì đó phải là một phần của chiến lược rộng hơn nhằm đảm bảo tương lai của mình. Không nên để Ukraine bị ép buộc bởi những yêu cầu của Donald Trump về sự giàu có khoáng sản như một loại tài sản thế chấp.
Sự tồn tại của Ukraine là vì lợi ích của Mỹ. Việc buộc các đồng minh thanh toán làm suy yếu lòng tin trong liên minh và báo hiệu các cam kết của Mỹ là không đáng tin cậy, làm cho các đối thủ trở nên táo bạo hơn. Cách tiếp cận của Donald Trump lặp lại những điều kiện có đi có lại trong quá khứ của ông đối với Ukraine. Nhưng lần này, những hậu quả có thể định hình lại trật tự an ninh của châu Âu một cách thảm khốc.
Theo Dan Perry, ngoài những rủi ro trước mắt đối với châu Âu và Ukraine, cách tiếp cận của Donald Trump có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với uy tín của Mỹ. Nếu Ukraine bị buộc phải giải quyết sớm mà không có biện pháp bảo vệ đầy đủ, các đồng minh khác của Mỹ, bao gồm cả đồng minh trong NATO và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - sẽ có lý khi đặt câu hỏi về độ tin cậy của các cam kết của Mỹ.
“Rủi ro ở đây lớn hơn nhiều so với biên giới của một quốc gia, rủi ro ở đây chính là sự cân bằng quyền lực ở châu Âu trong nhiều thập kỷ tới và uy tín của nước Mỹ vào thời điểm Nga muốn khôi phục vị thế siêu cường của mình”, Dan Perry cho biết.
TD (theo Newsweek)
{name} - {time}
tran huu vy - 09:19 17/02/25
-
2025-02-18 17:28:00
Đàm phán Mỹ - Nga và khoảnh khắc chân lý của châu Âu
-
2025-02-16 22:30:00
Tổng thống Mỹ tạo ra thế tiến thoái lưỡng nan ở Châu Âu
-
2025-02-14 16:36:00
Tổng thống Nga Putin đã thắng
Cuộc gọi được cả thế giới mong chờ
Quan hệ Mỹ - Châu Âu không bao giờ còn như cũ sau cuộc gọi giữa Donald Trump và Vladimir Putin
Giải mã chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump
“Phát súng” đầu tiên của chiến tranh thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ đã nổ, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Mỹ và Nhật Bản: Mối quan hệ có đi có lại
Đường đến Washington: Thắt chặt quan hệ đồng minh đặc biệt
Cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”
Các nhà máy lọc dầu châu Âu và châu Á hưởng lợi gì từ quyết định của ông Trump?