Sau con số doanh nghiệp thành lập mới
9 tháng năm 2024 trên địa bàn Thanh Hóa có hơn 2.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 22,51% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Thanh Hóa trở thành địa phương đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ về thành lập mới doanh nghiệp. Trong đó, một số huyện có số doanh nghiệp thành lập mới đạt cao so với kế hoạch năm 2024, lên tới trên 160%. Thậm chí có huyện đạt tới 180% kế hoạch như huyện Như Xuân.
Có được kết quả đó, bên cạnh nỗ lực của tỉnh và ngành chức năng trong tỉnh, nhiều huyện đã xây dựng các chính sách cụ thể hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Nhất là đầu tư mạnh vào hạ tầng sản xuất, kinh doanh như cụm công nghiệp tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng thuê mặt bằng. Nhiều địa phương còn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận pháp lý, tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng. Những biện pháp này đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thế nhưng, một thực tế từng xảy ra ở nhiều địa phương đó là kế hoạch giao thành lập mới doanh nghiệp lớn khiến địa phương bằng mọi giá để gia tăng số doanh nghiệp. Trong khi, những biện pháp hỗ trợ ban đầu của chính quyền chỉ giống như “mồi nhử” kích thích doanh nghiệp khởi nghiệp, nhưng lại không đảm bảo lâu dài. Có những doanh nghiệp chỉ ra đời trên giấy hoặc tuyên bố phá sản sau thời gian rất ngắn. Điều này giống như cố gắng để hoàn thành kế hoạch trồng cây xanh miễn sao phủ kín đất trống, đồi trọc, nhưng lại không chú trọng chăm sóc dẫn đến cây thì chết, cây thì còi cọc tự chống chọi để vươn lên trong thời tiết khắc nghiệt sau đó.
Vui bởi con số doanh nghiệp thành lập mới, nhưng bên cạnh đó có cả những con số buồn, đó là số doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể cùng kỳ cũng rất lớn. Trong số doanh nghiệp này có cả những doanh nghiệp bị kích thích thành lập bởi “bầu sữa” chính sách ưu đãi ban đầu của các địa phương. Nhiều doanh nghiệp khác thì ra đời theo phong trào, trong khi năng lực sản xuất, kinh doanh không có, tiềm lực tài chính không đảm bảo, nên không thể tồn tại được trước sự khắc nghiệt của thị trường.
Thành lập mới doanh nghiệp thì dễ, nhưng doanh nghiệp phát triển được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sản xuất, kinh doanh, trong đó bên cạnh khát vọng, sự nỗ lực của doanh nghiệp thì sự hỗ trợ đúng mức và lâu dài từ phía chính quyền, các cơ quan chức năng có vai trò hết sức quan trọng. Đừng nghĩ cứ hoàn thành kế hoạch thành lập mới doanh nghiệp là đã hoàn thành nhiệm vụ.
Tỉnh Thanh Hóa đã có điều cần là số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Điều kiện đủ là ngành chức năng và các địa phương phải có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đồng hành lâu dài, tháo gỡ khó khăn, để doanh nghiệp phát triển bền vững, không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp thành lập mới thì nhiều mà doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng nhiều không kém.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-12-21 21:06:00
Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân dân tộc thiểu số
-
2024-12-20 08:35:00
VinaPhone chính thức thương mại hóa 5G, phủ sóng 63 tỉnh thành
-
2024-10-27 14:30:00
Hậu Lộc với các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Nỗ lực thành lập doanh nghiệp mới
Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn cán đích sớm kế hoạch sản xuất 938 triệu kWh điện
Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI
HichiHome - Kinh nghiệm vàng lựa chọn khóa cửa vân tay cho gia đình
10 năm tiên phong trong lĩnh vực công nghệ phần mềm y tế - QAS
Diễn đàn doanh nhân “Nghề quản trị”
Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động
Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hóa: Tăng tốc “về đích”, tạo đà bứt phá cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030
Doanh nghiệp Thanh Hóa với các hoạt động an sinh xã hội