Sách hay cần bạn đọc!
Đó là thông điệp được lan tỏa trong Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Thanh Hóa năm 2024, với mong muốn lan tỏa giá trị của sách đến với bạn đọc. Bởi, sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là chìa khóa thành công của mỗi người. Do đó, sách hay cần được “gieo” vào mỗi người từng ngày để mỗi người dần hoàn thiện và phát triển nhân cách, trí tuệ.
Học sinh trên địa bàn huyện Nông Cống tham gia ngày hội đọc sách.
Sẽ không quá khi nói, sách là tinh hoa, trí tuệ của nhân loại. Mỗi trang sách, cuốn sách mở ra cho người đọc những “chân trời mới”. Đọc sách luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của loài người. Thông qua việc đọc sách với các kỹ năng đọc sách, mỗi cá nhân sẽ hình thành cho mình một nền tảng tri thức nhằm giải quyết tốt nhất các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số, sách và việc đọc sách đã dần bị lấn lướt bởi văn hóa nghe nhìn. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người cầm trên tay điện thoại thông minh lướt mạng hơn là đọc báo, đọc sách...
Để sách không chỉ là những trang giấy, mà thực sự trở thành tài sản vô giá đối với mỗi người và cộng đồng, ngày 24/2/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Tiếp đó, ngày 4/11/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Trước đó, ngày 15/3/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phát triển nhu cầu văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Những điều này càng khẳng định vai trò quan trọng, ý nghĩa to lớn của sách và văn hóa đọc đối với mỗi người dân.
Bên cạnh việc khẳng định, tôn vinh giá trị của sách, thì không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó, việc gắn chuyển đổi số với sách và văn hóa đọc là một việc cần thiết và đang dần được quan tâm. Điển hình là xe thư viện lưu động trang bị sách báo phục vụ bạn đọc theo hình thức đọc truyền thống và những máy tính kết nối mạng để phục vụ bạn đọc trên không gian mạng, được đưa về các địa phương. Cùng với đó, công tác xuất bản đã và đang chuyển dần sang xuất bản ở hai loại hình: Sách truyền thống và sách điện tử. Nhưng để sách trên không gian mạng thu hút bạn đọc, không lấn lướt sách truyền thống thì cần liên kết hai loại hình xuất bản và có tương tác, bổ trợ cho nhau.
Để sách trở thành người bạn của mỗi người và hình thành thói quen, văn hóa đọc thì ngoài sự đổi mới về sách, cần có sự đổi mới trong tổ chức tuyên truyền, triển khai các hoạt động liên quan đến sách và văn hóa đọc nhằm thay đổi nhận thức và hành động của người dân về lợi ích của đọc sách. Những năm qua, để đưa sách đến gần bạn đọc, Thư viện tỉnh và hệ thống thư viện cơ sở đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phục vụ bạn đọc thông qua ngày hội đọc sách, các sự kiện văn hóa, chính trị của địa phương. Việc tổ chức các hoạt động đọc không bó hẹp trong không gian thư viện mà được tổ chức ở không gian mở, ngoài sân trường, sân nhà văn hóa với cách trang trí thân thiện với bạn đọc và môi trường. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, những người làm công tác thư viện muốn người dân, nhất là lớp trẻ hiểu được tầm quan trọng của sách, đặc biệt là những cuốn sách có giá trị, nếu không đọc sẽ thiếu hụt đi rất nhiều kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện và thành công.
Đồng thời, Thư viện tỉnh đã tăng cường nghiên cứu, sưu tầm bổ sung tài liệu để đáp ứng nhu cầu đọc của Nhân dân; xây dựng nhiều mô hình, phong trào đọc sách, báo ở cơ sở; tích cực luân chuyển sách, báo về các trường học, địa phương, trại giam... Bên cạnh đó, phối hợp với các trường học, địa phương xây dựng hệ thống thư viện cơ sở và tổ chức các hoạt động phục vụ bạn đọc.
Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, Thư viện tỉnh đã phối hợp với các địa phương, trường học tổ chức ngày hội đọc sách, nói chuyện về sách, tặng sách với mong muốn lan tỏa các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”. Qua đó, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển phồn vinh của đất nước. Đây là nhiệm vụ không của riêng những người làm công tác thư viện, mà là trách nhiệm của cả xã hội. Tin tưởng rằng, thông qua các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, sách và văn hóa đọc sẽ phát triển sâu rộng hơn trong cộng đồng.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2025-01-13 10:07:00
Kem trị nám Spotlite có an toàn cho da nhạy cảm?
-
2025-01-12 16:12:00
Thí sinh Cao Bằng Hoàng Châu Anh đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024
-
2024-04-20 14:41:00
Lan tỏa giá trị của sách đến với nhiều người
Cầu Hàm Rồng, Sông Mã - Bài ca đi cùng năm tháng
Nét đẹp lễ hội làng ở Hoằng Hóa
Cầm sách lên...
Lãng mạn vương giả
Khai mạc Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024
Vô vàn trải nghiệm hấp dẫn tại Lễ hội Hoa hồng lớn nhất Tây Bắc dịp lễ 30/4, 1/5
[E-Magazine] - Cung đàn tháng tư nhung nhớ đầy vơi
Thủ tướng: Văn hóa các dân tộc là tài sản chung của cả quốc gia, dân tộc
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G “Going Home” quảng bá du lịch Việt Nam