Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi), Nghị quyết giám sát chuyên đề
Trong ngày hôm nay, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)...
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN phát)
Hôm nay, 21/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ Năm của đợt 2, Kỳ họp 7, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Theo chương trình, sáng nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.
Quãng thời gian còn lại của phiên họp buổi sáng, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Sau đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự án luật trên.
Buổi chiều, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Cũng trong phiên họp chiều nay, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Đây là những luật dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét (có hiệu lực sớm hơn từ ngày 1/8/2024, thay vì hiệu lực ban đầu là từ ngày 1/1/2025) thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Cuối giờ chiều, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15.
Ngày 22/6, các cơ quan của Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.
Quang cảnh phiên họp Quốc hội. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Trong tuần làm việc cuối cùng của chương trình nghị sự (từ ngày 24-28/6), Quốc hội sẽ tiếp tục bàn thảo về 9 dự án luật, bao gồm: Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); dự án Luật Công chứng (sửa đổi); dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; dự án Luật Địa chất và khoáng sản.
Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua 10 luật gồm: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, trong tuần tới, Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua 9 nghị quyết quan trọng, gồm: Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Tiếp theo là Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.”
Cuối cùng, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (trong đó có nội dung về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và giảm thuế giá trị gia tăng)./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-14 14:29:00
Quân đội nhân dân Việt Nam: Lực lượng nòng cốt xây dựng quốc phòng toàn dân
-
2024-12-14 11:52:00
Kiến tạo hành lang pháp lý, lan tỏa quyết tâm vươn mình
-
2024-06-21 06:11:00
Điểm nóng 21/6: Chủ tịch UBND quận bị một người đàn ông khởi kiện và đòi phải xin lỗi trên báo
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 21/6
Tự hào nghề báo
[Bản tin 18h] Đề xuất cấm mua bán thuốc qua mạng xã hội
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Ngọc Lặc lần thứ IV
Quan Hóa cần phát triển nhanh và bền vững, sớm thoát khỏi huyện nghèo
Công điện khẩn của UBND tỉnh Thanh Hóa về phòng cháy, chữa cháy
Đồng chí Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Báo chí cách mạng phải luôn tiên phong, đổi mới
Thọ Xuân cập nhật kiến thức mới cho cán bộ chủ chốt