Quan tâm phòng, chống tệ nạn xã hội trong giới trẻ
Tệ nạn xã hội (TNXH) có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở thanh, thiếu niên. Đây là lứa tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, vì vậy nếu không được gia đình và nhà trường giáo dục, quản lý đúng cách, trẻ trong độ tuổi học đường rất dễ sa vào con đường tệ nạn.
“Phiên tòa giả định” tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh UBND tỉnh tổ chức.
TNXH có thể được hiểu là hiện tượng xã hội tiêu cực. Biểu hiện thông qua những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, thậm chí là vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân, gia đình và xã hội. Những năm gần đây, TNXH diễn biến ngày càng phức tạp. Những tệ nạn như bạo lực học đường, cờ bạc, số đề, cá độ, game online, mua bán và sử dụng ma túy... đã và đang len lỏi vào đời sống của một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên. Nguyên nhân được nhận diện đó là sự xâm nhập của các loại hình văn hóa như internet có nội dung xấu, phim ảnh bạo lực, đồi trụy... làm cho một số thanh, thiếu niên bị tiêm nhiễm, học đòi dẫn đến lối sống sa ngã. Cùng với đó là sự buông lỏng quản lý con cái của các bậc cha mẹ. Đa số các bạn trẻ sa ngã vào TNXH đều do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hoặc gia đình có hoàn cảnh éo le...
Theo ông Nguyễn Tiến Trường ở phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa), sự buông lỏng của gia đình cùng với xã hội đang tràn ngập các hình thức giải trí lệch chuẩn, trong khi các hình thức giải trí lành mạnh chưa có sức thu hút lớn đối với giới trẻ. Điều này khiến các bạn trẻ tò mò tìm đến hình thức giải trí ngoại lai hoặc tham gia vào các cuộc vui thiếu lành mạnh dẫn đến sa vào các TNXH.
Thực tế đã minh chứng, khi sa vào các TNXH dưới các hình thức như cờ bạc, số đề, cá độ, game online hay sử dụng ma túy... khiến các bạn trẻ rơi vào lối sống buông thả, cảnh túng quẫn, từ đó dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật như trộm cướp, thậm chí vướng phải vòng lao lý... Hằng năm, ngành chức năng của tỉnh đã xử lý không ít vụ việc đánh nhau, trộm cắp, cướp tài sản, gây rối trật tự công cộng... liên quan đến lứa tuổi vị thành niên. Phần đa những đối tượng phạm tội đều mắc các TNXH như bài bạc, nghiện hút...
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phòng, chống TNXH đối với trẻ trong độ tuổi học đường, thời gian qua ngành giáo dục Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực như tổ chức lễ ra quân và thực hiện ký cam kết nói không với ma túy và TNXH trong nhà trường hằng năm; tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh nhìn nhận trực quan về TNXH và những hệ lụy do TNXH gây ra. Các nhà trường cũng quán triệt đến giáo viên phải khéo léo tích hợp các vấn đề về phòng, chống TNXH, tệ nạn ma túy vào bài học, nhất là trong các môn học như: Sinh học, Giáo dục công dân... để nâng cao nhận thức cho học sinh.
Cùng với ngành giáo dục, các tổ chức đoàn thể cũng đang tích cực chung tay phòng, chống TNXH xâm nhập giới trẻ. Đơn cử như tổ chức cuộc vận động “Xây dựng hình ảnh đẹp của thanh niên Thanh Hóa trong thời kỳ mới”; thành lập và đưa vào hoạt động các câu lạc bộ phòng, chống TNXH; tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”; “Phiên tòa giả định” truyền thông phòng, chống TNXH...
Theo Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Thị Mai, hoạt động tuyên truyền bằng hình thức “Phiên tòa giả định” được xem là cách làm mới trong công tác tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên. Thông qua hoạt động nhằm giáo dục đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về những mối nguy hại của các TNXH, góp phần ngăn ngừa, định hướng cho các em những kỹ năng sống, tránh xa TNXH cũng như nhận thức được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
Sự vào cuộc của các cấp, các ngành đối với việc phòng, chống TNXH trong giới trẻ thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhiệm vụ này, nhiều người cho rằng cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Trong đó gia đình, nhà trường cần quan tâm chú trọng hơn đến vấn đề hỗ trợ tâm lý cho trẻ vị thành niên. Trước những áp lực các em phải đối mặt ngày càng nhiều và khó kiểm soát, công tác tư vấn tâm lý học đường phải thực chất và hiệu quả hơn. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, trong đó có đoàn thanh niên cần năng động và tiếp tục đóng góp sức trẻ của mình cùng với các ngành chức năng để giảm thiểu TNXH trong thanh, thiếu niên.
Việc tạo ra môi trường sống lành mạnh cho giới trẻ là trách nhiệm không của riêng ai. Trong đó gia đình và nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Đặc biệt, bản thân mỗi bạn trẻ cần nêu cao ý thức, có lối sống lành mạnh, tích cực, chủ động phòng, tránh các TNXH.
Bài và ảnh: Phong Sắc
{name} - {time}
-
2025-04-12 18:32:00
Công an xác minh vụ nghi trục lợi từ thiện liên quan đến mẹ Bắp
-
2025-04-12 14:00:00
Điểm nóng 12/4: Xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đối với ông Lý Vinh Quang
-
2025-04-11 20:09:00
Lừa đảo bằng hình thức chơi game tài xỉu, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của hàng trăm bị hại
Khởi tố 12 đối tượng liên quan đến khai thác cát trái phép
Lâm Đồng: Khẩn trương xác minh vụ nghi bắt cóc trẻ em tại huyện Đạ Huoai
Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho phạm nhân
Cơ sở Nha khoa Răng xinh Doremi bị xử phạt 45.000.000 đồng
Kỷ luật Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hoá
Quảng Nam: Khởi tố, bắt tạm giam Tittoker Dưỡng Dướng Dường
Xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE hơn 224 triệu đồng và buộc tiêu hủy hơn 4.000 sản phẩm
Thành lập BCĐ liên ngành tổ chức thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm “tín dụng đen”