Phổ cập tên miền .vn: Bảo vệ Chủ quyền Số Quốc gia trên không gian mạng
Hiện, số doanh nghiệp đăng ký tên miền .vn mới đạt khoảng 25% (tỷ lệ này ở các nước phát triển trên 70%). Bởi vậy, Bộ TT-TT đã có bước đi đột phá để phổ cập tên miền .vn, thúc đẩy Kinh tế Số.
Năm 1994, tên miền quốc gia của Việt Nam “.vn” chính thức xuất hiện trên bản đồ Internet thế giới. Hành trình 30 năm với nhiều kết quả tích cực, giúp Việt Nam chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Năm 2024 là năm phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số. Chương trình phổ cập tên miền quốc gia “.vn” vừa được kích hoạt mang lại cơ hội hiện diện trực tuyến nhanh chóng chưa từng có cho giới trẻ, cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cách nào phổ cập tên miền .vn?
Sau 30 năm phát triển, Việt Nam có hơn 610 nghìn tên miền quốc gia “.vn,” đứng thứ hai ASEAN, thứ 10 châu Á-Thái Bình Dương, đứng thứ 40 trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền “.vn” mới đạt khoảng 25%, trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước phát triển đạt trên 70%.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, việc chuyển đổi mô hình từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến là xu hướng tất yếu. Sự hiện diện trên mạng Internet với tên miền quốc gia Việt Nam ".vn“là”chìa khóa" giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và phát triển kinh doanh trực tuyến một cách chuyên nghiệp, bền vững, tin cậy, phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số."
Giám đốc Trung tâm Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) Nguyễn Hồng Thắng cho biết: "Một khảo sát gần đây cho thấy, hơn 85% người được hỏi đánh giá website với tên miền “.vn” có độ tin cậy vượt trội hơn so với các trang web tên miền quốc tế. Tên miền quốc gia “.vn” đã và đang trở thành một chỉ dẫn quan trọng về mức độ uy tín, tin cậy của website và nâng tầm giá trị nhận diện thương hiệu đối với người sử dụng Internet tại Việt Nam."
Chính vì vậy để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình Chuyển đổi Số, phát triển Chính phủ Số, Kinh tế Số và Xã hội Số, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sáng kiến phổ cập tên miền quốc gia “.vn” với hai chính sách đặc biệt:
Thứ nhất, miễn phí 2 năm tên miền “biz.vn” cùng các dịch vụ số cơ bản như thiết lập trang web, thư điện tử (email) cho doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 01 năm và cho các hộ kinh doanh cá thể. Chính sách này nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến của mình trên Môi trường Số, kinh doanh trên Môi trường Số, phát triển Kinh tế Số.
Thứ hai, miễn phí 2 năm tên miền “id.vn” cùng các dịch vụ số cơ bản như thiết lập trang web, trang nhật ký trực tuyến, hồ sơ ứng tuyển khi tìm kiếm việc làm (CV), thư điện tử (email) cho người dân trong độ tuổi từ đủ 18-23 tuổi. Chính sách này nhằm thúc đẩy thế hệ trẻ nhanh chóng thiết lập sự hiện diện trực tuyến của mình trên Môi trường Số, phát triển Xã hội Số.
Việc đăng ký tên miền “.vn” có thể được thực hiện đơn giản, dễ dàng với 4 bước: Truy cập website tenmien.vn, gõ vào thanh công cụ tìm kiếm tên miền và lĩnh vực của bạn; chọn tên miền biz.vn hoặc id.vn mong muốn đăng ký; chọn nhà đăng ký phù hợp; và cung cấp thông tin xác thực chủ thể để sở hữu tên miền.
Góp phần xây dựng, bảo vệ Chủ quyền Số Quốc gia
Theo các chuyên gia, khi đề cập đến khái niệm lãnh thổ quốc gia chúng ta thường nói đến phạm vi không gian được giới hạn, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia, như: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thủy, lãnh hải) đối với quốc gia có biển, vùng trời quốc gia.
Tuy nhiên, khi Internet phát triển thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa đã làm cho thế giới trở nên phẳng hơn. Trên không gian mạng Internet toàn cầu, việc xác lập lãnh thổ quốc gia thông qua các yếu tố vật lý như trong thế giới thực là hoàn toàn bất khả thi.
Xét ở góc độ nhận diện và quyền quản lý được chuyển giao đối với tài nguyên Internet thì tên miền mã quốc gia có ý nghĩa định danh, hiện diện một quốc gia trên bản đồ Internet. Tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) là tên miền cấp cao nhất dành riêng cho mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia (ISO-3166), trong đó “.vn” là tên miền cấp cao mã quốc gia dành cho Việt Nam.
Khi tên miền mã quốc gia được hòa vào mạng lưới Internet toàn cầu cũng là lúc nó mang trong mình sứ mệnh xác lập sự hiện diện và định danh cho “lãnh thổ” quốc gia trên bản đồ Internet thế giới. Ngày nay, một quốc gia không có tên miền riêng định danh quốc gia giống như một bức tranh thiếu đi một mảnh ghép quan trọng.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cũng khẳng định, sử dụng tên miền quốc gia ".vn" cũng là góp phần xây dựng và bảo vệ Chủ quyền Số Quốc gia trên không gian mạng.
Ba mươi năm trôi qua, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” vẫn mang trong mình nguyên vẹn những giá trị đó và đang dần phổ biến tại Việt Nam với thông điệp "Nâng giá trị website - Tạo niềm tin thương hiệu” hay “Hiện diện trực tuyến - Tự hào Việt Nam."
Sứ mệnh của giai đoạn sắp tới là nhanh chóng phổ cập tên miền “.vn” tới người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ trẻ, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa để cụ thể hoá khát vọng phát triển một Việt Nam Số thịnh vượng, an toàn, nhân văn và rộng khắp./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-22 08:37:00
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ tế bào con người
-
2024-11-22 06:30:00
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Đêm có mưa vài nơi, ngày nắng
-
2024-05-29 10:16:00
Nhiều nguy cơ từ camera giám sát trong nhà
Thủy lực là gì? Nguyên lý và vai trò của hệ thống thủy lực
Đưa khoa học - công nghệ đến với nông dân
Công ty TNHH Nhiệt điện Nghi Sơn 2 phát động bảo vệ môi trường biển
Lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen
Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Bỉm Sơn ứng dựng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác tổ chức Đại hội
Thay màn hình Samsung S21 Ultra giá tốt, bảo hành dài hạn
Netflix đã gỡ hàng loạt game chưa được cấp phép tại Việt Nam
Hội LHPN Thanh Hóa có 2 tác phẩm đoạt giải toàn quốc Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội”
Nhân ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18/5): Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai