(Baothanhhoa.vn) - Trong khi Mỹ và kiềng ba chân phương Tây (Đức, Ý, Pháp) chạy đua xây liên minh chống Nga, một số nước trong Liên minh Châu Âu đang không ủng hộ chiến dịch này của Mỹ và đồng minh. “Rạn nứt” bắt đầu rõ hơn khi phương Tây nhận thấy không thể ngưng phụ thuộc vào quốc phòng Mỹ.

Châu Âu “rạn nứt” giữa chiến sự Ukraine

Trong khi Mỹ và kiềng ba chân phương Tây (Đức, Ý, Pháp) chạy đua xây liên minh chống Nga, một số nước trong Liên minh Châu Âu đang không ủng hộ chiến dịch này của Mỹ và đồng minh. “Rạn nứt” bắt đầu rõ hơn khi phương Tây nhận thấy không thể ngưng phụ thuộc vào quốc phòng Mỹ.

Châu Âu “rạn nứt” giữa chiến sự Ukraine

Các quân nhân Ukraine khai hỏa lựu pháo M119 ở gần thành phố Bakhmut. Ảnh: Reuters

Hơn một năm kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến, một liên minh phương Tây đã được tập hợp để chống lại Moskva. Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả đây là “liên minh toàn cầu”, nhưng giới quan sát cho rằng thế giới không thể đạt được nhất trí về các vấn đề liên quan tới xung đột Ukraine.

Xung đột đã phơi bày sự chia rẽ toàn cầu sâu sắc và những giới hạn trong ảnh hưởng của Mỹ đối với trật tự thế giới đang thay đổi nhanh chóng. “Nhiều bằng chứng cho thấy nỗ lực cô lập ông Putin đã thất bại và không chỉ có các đồng minh của Nga ủng hộ họ” (theo Liz Sly, nhà phân tích của Washington Post).

Một số nước ở phe trung lập

Điển hình như việc Thuỵ Sĩ quyết tiêu hủy 60 hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Rapier và khoảng 2.000 tên lửa phòng không cũ sau khi từ chối cung cấp cho Ukraine. Kai-Gunnar Sievert, người phát ngôn Cơ quan phụ trách mua sắm quân trang của Thụy Sĩ, ngày 12-3 cho biết: "Tất cả các hệ thống này sẽ được tháo dỡ và tiêu hủy theo đúng kế hoạch".

Châu Âu “rạn nứt” giữa chiến sự Ukraine

Thụy Sĩ đã trung lập trong gần 5 thế kỷ, được luật pháp quốc tế công nhận là một quốc gia không liên kết kể từ năm 1815. Ảnh: AFP/Getty Images

Peter Schneider, cựu tổng biên tập một tạp chí quân sự của Thụy Sĩ cho hay, những khí tài này tuy cũ, nhưng vẫn hoạt động tốt. Mặc dù vậy, Chính phủ Thụy Sĩ cuối tuần trước khẳng định sẽ tiếp tục tuân thủ quy định cấm tái xuất vũ khí sang những nước đang có xung đột. Dù có thể thanh lý lại cho Anh - quốc gia sản xuất những vũ khí này theo một Nghị quyết năm 2006, rồi từ London cung cấp cho Kiev. Song, các nhà chức trách Thuỵ Sĩ vẫn từ chối cách làm này để giữ thế trung lập khi chiến sự Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thủ tướng Hungary Orban nói trong cuộc phỏng vấn với tuần báo Thụy Sĩ Die Weltwoche hôm 2-3: "Việc Mỹ muốn mở rộng ảnh hưởng là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa Nga và phương Tây". Hungary kiên quyết kêu gọi Châu Âu nên tự bảo vệ mình và phải có một liên minh quân sự riêng, không có sự tham gia của Mỹ.

Châu Âu “rạn nứt” giữa chiến sự Ukraine

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AFP

Ông Orban lặp lại quan điểm Hungary sẽ đứng ngoài cuộc xung đột này và nói rằng Budapest phải chịu "sức ép liên tục" khi các quốc gia phương Tây khác "muốn lôi kéo chúng tôi vào cuộc chiến bằng mọi cách có thể". "EU đang phải trả giá để đáp ứng lợi ích cho Mỹ. Các quyết định EU đưa ra phản ánh lợi ích của Mỹ nhiều hơn là châu Âu", ông nói thêm.

Thủ tướng Orban cảnh báo châu Âu "đang trên bờ vực sa vào chiến tranh" và "trên thực tế đã có một cuộc chiến gián tiếp với Nga". "Chúng tôi chỉ có một lựa chọn là đứng ngoài cuộc, điều này không dễ với tư cách thành viên NATO và EU, bởi mọi người ở đó đều ủng hộ xung đột", Thủ tướng Hungary nói rõ.

Châu Âu khó thoát thế phụ thuộc quốc phòng Mỹ

Trong lúc đó, rạn nứt giữa Đức và Ba Lan xuất hiện và ngày càng tăng liên quan hoạt động chuyển giao xe tăng. Đều là nước ủng hộ và tiếp viện cho Ukraine trong chiến sự, song, tranh cãi giữa Warsaw và Berlin về xe tăng Leopard 2 chuyển cho Ukraine và linh kiện thay thế đã bị đẩy lên một mức độ căng thẳng mới.

Châu Âu “rạn nứt” giữa chiến sự Ukraine

Lính Ukraine và Ba Lan trên xe tăng Leopard 2A4 trong buổi huấn luyện ở Swietoszow, Ba Lan. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak ngày 7 - 3 thông báo chuyển giao thêm 10 xe tăng Leopard 2A4 cho Ukraine, nhưng không quên nhắc nhở Đức cung cấp phụ tùng thay thế cho những chiếc xe tăng này. Giới lãnh đạo Ba Lan hiện không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để công kích Đức, một mục tiêu quen thuộc với họ.

Từ khi xung đột Ukraine nổ ra, các nước châu Âu đã cố gắng tăng cường năng lực quốc phòng, nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Chiến dịch Nga phát động ở Ukraine vào cuối tháng 2 - 2022 được coi là hồi chuông cảnh tỉnh để châu Âu thay đổi quan điểm về an ninh quốc phòng của mình, sau nhiều thập kỷ liên tục cắt giảm chi tiêu quân sự, với niềm tin một cuộc xung đột quy mô lớn sẽ không còn nổ ra trên châu lục.

Sau những nỗ lực viện trợ quân sự liên tục cho Ukraine, hầu hết các nước châu Âu nhận ra rằng họ đều không dự trữ đủ đạn pháo hay xe tăng. Với tần suất khai hỏa như ở Ukraine, quân đội Đức chỉ đủ đạn pháo cho vài ngày chiến đấu và chỉ 1/3 số xe tăng sẵn sàng chiến đấu.

Châu Âu “rạn nứt” giữa chiến sự Ukraine

Nhà thầu quốc phòng Mỹ hưởng lợi từ xung đột Ukraine. Ảnh: AFP

Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đã suy giảm năng lực nghiêm trọng sau hàng chục năm các nước duy trì mức chi tiêu thấp cho quốc phòng. Vấn đề lớn hơn với châu Âu là họ không có thị trường quốc phòng chung để đáp ứng nhu cầu an ninh của lục địa.

Đó là lúc các nhà thầu quốc phòng Mỹ nhảy vào và hưởng lợi từ các hợp đồng vũ khí khắp châu Âu, lấn át hoạt động của công ty ở châu lục. Giới quan sát cho rằng đây là lý do Mỹ thường phản đối những nỗ lực của châu Âu nhằm tự lực về quốc phòng.

Sẽ không có bên thắng trong cuộc chiến ở Ukraine. Khi Ukraine đang đối đầu cường quốc hạt nhân có 140 triệu dân, còn Nga đang đối đầu toàn bộ NATO. Đây là sự bế tắc, có thể dễ dàng dẫn đến Thế chiến.

Hiện tại, Hungary được coi là nước ủng hộ Nga nhất trong số 27 nước thành viên EU. Thủ tướng Hungary nhiều lần tuyên bố liên minh sẽ tự hủy hoại chính mình vì áp lệnh trừng phạt với Moskva, 97% người dân nước này phản đối các lệnh trừng phạt Nga, do chúng sẽ để lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Hoàng Sơn (Theo Pravda, AFP, Washington Post)


Hoàng Sơn (Theo Pravda, AFP, Washington Post)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]