Nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất
Hội nông dân (HND) các cấp trong tỉnh đã ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong công tác, giúp hoạt động hội ngày càng hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp cận công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lãnh đạo Trung ương HND Việt Nam thăm gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.
Để hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận với kiến thức và nâng cao năng lực thực hành, sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, HND tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ nông sản và đưa các nông sản lên sàn thương mại điện tử. HND tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Viễn thông Thanh Hóa về chuyển đổi số giai đoạn 2023-2028; phối hợp với Chi cục Kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh, Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức về chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP, về đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử Postmart.vn và hướng dẫn livestream, bán hàng trên các kênh mạng xã hội. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ đào tạo tập huấn quy trình thực hành nông nghiệp tốt, chứng nhận (VietGAP, VietGAHP) và hỗ trợ tem truy xuất, nhãn mác; hướng dẫn, hỗ trợ hộ sản xuất, kinh doanh thực hiện các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, HND tỉnh còn tăng cường liên kết, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tỉnh tham gia vào các chuỗi sự kiện về xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường sản phẩm OCOP và nông sản trong và ngoài tỉnh. Lồng ghép các chương trình, dự án, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả, bền vững như: mô hình liên kết chăn nuôi vịt hữu cơ tại xã Hà Vinh (Hà Trung); mô hình gà an toàn sinh học tại xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) và mô hình phát triển chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng an toàn sinh học tại xã Xuân Hồng (Thọ Xuân). Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc cho 82 sản phẩm; 19.000 tem, nhãn; trực tiếp vận động đăng ký và hướng dẫn xây dựng mới 77 sản phẩm OCOP. Các cấp hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 3.308 lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho 351.060 lượt cán bộ, hội viên, nông dân; xây dựng được 52 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu biểu.
Bắt nhịp với xu thế thời đại 4.0 hiện nay, HND các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân từng bước ứng dụng công nghệ số trong sản xuất. Có nhiều HTX đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các sàn thương mại điện tử, như: Postmart.vn, Lazada, Shopee; phần mềm kết nối cung - cầu nongsanantoanthanhhoa.vn; các trang mạng xã hội như: zalo, facebook... nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của khách hàng, đồng thời, hướng tới xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm bền vững.
Điển hình như HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) thành công với 4 sản phẩm OCOP là chè sạch, mật ong, trà xanh túi lọc và trà gai leo túi lọc. Thời gian qua, để nâng cao chất lượng sản phẩm và bắt kịp xu hướng thị trường thời 4.0, HTX đã tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, quan tâm đổi mới và nâng cao tính thẩm mỹ cho bao bì, nhãn mác của sản phẩm; đồng thời, hướng tới chuyển đổi số trong nông nghiệp. HTX đã tích cực trong việc sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử như zalo, facebook, Shopee, phần mềm kết nối cung - cầu tại địa chỉ nongsanantoanthanhhoa.vn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước. Nhờ đó, tính trung bình mỗi tháng, HTX xuất đi các địa phương trong và ngoài tỉnh khoảng 2 - 7 tạ sản phẩm các loại.
Hay như mô hình nuôi chim yến của gia đình anh Nguyễn Văn Tú, thôn Kiến Long, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) với các sản phẩm Yến Thanh đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, đã xuất hiện ở các siêu thị lớn, uy tín, các trung tâm mua sắm, các nhà hàng, khách sạn sang trọng, được ghi nhận và đánh giá cao... Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản.
Ông Trần Bình Quân, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: “Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, góp phần XDNTM trên địa bàn tỉnh, HND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Tăng cường đào tạo, tập huấn để cung cấp kiến thức về chuyển đổi số trong nông nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, trang trại, thành viên các HTX, tổ hợp tác; xây dựng và chuyển giao các mô hình hỗ trợ hội viên, nông dân chuyển đổi số. Hướng dẫn hội viên, nông dân trực tiếp tham gia xây dựng các dữ liệu lớn về nông nghiệp để quyết định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp...”.
Bài và ảnh: Hoàng Lan
{name} - {time}
-
2025-04-13 13:24:00
Mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”
-
2025-04-12 12:31:00
Khi công nghệ thắp sáng những giá trị truyền thống
-
2025-04-10 19:45:00
“Gõ từng nhà” để triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Mắt xích thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”
Triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số”
Xây dựng mạng lưới “Đại sứ số” - Phổ cập kỹ năng số cho cộng đồng
Xã hội số - khi người dân trở thành trung tâm của quá trình chuyển đổi số
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai Đề án 06 phục vụ chuyển đổi số quốc gia
Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số
Xây dựng hệ sinh thái công dân số hoàn chỉnh, đồng bộ
Thanh Hóa tăng 4 bậc trên Bảng xếp hạng về chuyển đổi số
Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số