(Baothanhhoa.vn) - Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và chỉ số CCHC năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó Thanh Hóa xếp thứ 29 về chỉ số CCHC, tăng 14 bậc và xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, tăng 9 bậc so với năm 2019.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực vì sự hài lòng

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và chỉ số CCHC năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó Thanh Hóa xếp thứ 29 về chỉ số CCHC, tăng 14 bậc và xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, tăng 9 bậc so với năm 2019.

Nỗ lực vì sự hài lòng

Kết quả triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2020 được thực hiện dựa trên các yếu tố cơ bản đó là: Tiếp cận dịch vụ công, thủ tục hành chính (TTHC), công chức trực tiếp giải quyết công việc, kết quả dịch vụ và tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức.

Với sự nhảy vọt về thứ hạng trong lần công bố này cho thấy các cơ quan hành chính ở Thanh Hóa đã có bước chuyển mạnh mẽ về lề lối, tác phong phục vụ, chất lượng cung cấp dịch vụ, ghi dấu ấn trong mắt người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh CCHC tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn đã được Thanh Hóa xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược xây dựng và phát triển của tỉnh, qua đó đã chỉ đạo thực hiện một cách toàn diện, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các TTHC, thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao khả năng, năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đề ra các chương trình, kế hoạch CCHC mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai hiệu quả. Trong đó, cải cách TTHC được xác định là khâu trọng tâm, đột phá, được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định CCHC là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh, ngay sau đại hội các cấp, ngành trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tạo ra nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, tạo nền tảng quan trọng cho việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đưa công tác CCHC trở thành “đòn bẩy” để hiện thực những mục tiêu đại hội đề ra.

Kết quả mà Thanh Hóa đạt được trong lần công bố này là rất đáng phấn khởi, tuy nhiên vẫn còn 8 tiêu chí thành phần có số điểm thấp. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh cần đánh giá lại các chỉ số thành phần có điểm số thấp, các chỉ số thành phần bị mất điểm để đề ra giải pháp khắc phục. Đặc biệt là căn cứ kết quả các chỉ số CCHC đã công bố, người đứng đầu các cơ quan hành chính trong tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, đề ra giải pháp mới, phù hợp để cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. Vấn đề có tính quyết định nữa là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước tinh gọn, thông suốt, hoạt động hiệu quả.

Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX về “Khâu đột phá đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn” nêu rõ: Đẩy mạnh CCHC nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, trọng tâm là hoàn thiện thể chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân; phấn đấu thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số CCHC (PAR INDEX) trong top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Để thực hiện yêu cầu đó sẽ phải tiếp tục cải cách thể chế, TTHC, bộ máy, công vụ, tài chính công, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử. Đặc biệt coi trọng vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác CCHC; cán bộ, công chức ở các cấp hành chính phải nâng tầm trách nhiệm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo về mức độ hoàn thành công vụ của mình.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]