(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, chính sách của phương Tây trong vấn đề Ukraine nhận được sự quan tâm, chú ý từ cộng đồng quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù phương Tây thiếu sự ủng hộ nhất trí đối với “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Zelensky song điều này không có nghĩa là họ sẽ từ bỏ ý định gây ra một thất bại chiến lược đối với Nga.

Những tin đồn về việc Triều Tiên đưa quân tới hỗ trợ Nga có thể đẩy xung đột Ukraine lên nấc thang mới

Thời gian gần đây, chính sách của phương Tây trong vấn đề Ukraine nhận được sự quan tâm, chú ý từ cộng đồng quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù phương Tây thiếu sự ủng hộ nhất trí đối với “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Zelensky song điều này không có nghĩa là họ sẽ từ bỏ ý định gây ra một thất bại chiến lược đối với Nga.

Những tin đồn về việc Triều Tiên đưa quân tới hỗ trợ Nga có thể đẩy xung đột Ukraine lên nấc thang mới

Phương Tây quay trở lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine

Tin đồn hiện đang tích cực được lan truyền ở phương Tây và Kiev về sự xuất hiện của binh lính Triều Tiên tới Nga, được cho là nhằm hỗ trợ Lực lượng vũ trang Nga ở khu vực Quân khu phía Bắc. Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis thừa nhận rằng, nếu thông tin trên là đúng, các đồng minh của Kiev sẽ phải quay trở lại ý tưởng đưa quân sang hỗ trợ cho Ukraine, như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từng tuyên bố trước đây.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định rằng, các nước phương Tây sẽ không thực hiện những bước đi như vậy, trong khi họ có lựa chọn khác tối ưu hơn là sử dụng Ukraine như “một mặt trận ủy nhiệm” nhằm làm suy yếu Nga. Quan điểm này cũng được Đại sứ lưu động của Bộ Ngoại giao Nga Rodion Miroshnik đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Izvestia: “Tôi không nghĩ rằng, Mỹ hay các nước phương Tây đang tìm kiếm sự tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine. Họ sẽ cố gắng sử dụng Ukraine như một mặt trận ủy quyền, thông qua các thỏa thuận hợp tác, cung cấp tài chính, viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo Đại sứ Rodion Miroshnik, các nước phương Tây hiểu rằng, nếu đưa quân sang Ukraine sẽ đẩy phương Tây và Nga rơi vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp, hậu quả thảm khốc là điều khó tránh khỏi.

Điều đáng nói là đại diện Litva không phải là quan chức duy nhất bình luận về tin đồn về sự hiện diện của binh sĩ Triều Tiên ở Nga. Trước đó, Tổng Thư ký NATO Mark Rutte cho biết, liên minh đang chờ sự xuất hiện của các chuyên gia từ Hàn Quốc, những người sẽ đánh giá tính xác thực của thông tin trên. Nếu được xác nhận, đây sẽ là một động thái làm leo thang đáng kể tình hình. Bộ Ngoại giao Đức cũng đã triệu tập đại biện của Triều Tiên nhằm xác thực thông tin về “sự hỗ trợ quân sự của Triều Tiên cho Nga gây ra mối đe dọa an ninh đối với Đức và hòa bình, ổn định của châu Âu”.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết Hàn Quốc đang xem xét khả năng cử một nhóm chuyên gia tới Ukraine, nhằm giám sát quân đội Triều Tiên. Trước đó, ngày 18/10, cơ quan tình báo Hàn Quốc nói rằng, Triều Tiên đã có một đợt triển khai quân “quy mô lớn” để giúp Nga, khẳng định 1.500 binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên đã được huấn luyện tại vùng Viễn Đông của Nga và sẵn sàng sớm tiến ra tiền tuyến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin phản bác tin đồn về việc Triều Tiên gửi binh lính tới Nga, đồng thời khẳng định Moscow và Bình Nhưỡng “đang phát triển quan hệ trên mọi lĩnh vực vì lợi ích của người dân hai nước, không nhằm gây lo ngại cho bất kỳ ai”. Ngày 22/10, đại diện Triều Tiên tại Liên hợp quốc cũng bác bỏ tuyên bố của Seoul và Kiev về việc cử binh sĩ từ Triều Tiên tới khu vực xung đột. Triều Tiên coi đó là “tin đồn vô căn cứ”, đồng thời nhấn mạnh quan hệ giữa Moscow và Bình Nhưỡng “trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Theo tờ Izvestia, cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho rằng, tin đồn lan truyền ở phương Tây về sự xuất hiện của binh lính Triều Tiên ở Nga phù hợp với logic của một cuộc chiến thông tin đang diễn ra nhằm chống lại Nga. “Điều này được sử dụng như một lý do để leo thang tình hình”. Theo Mykola Azarov, với cục diện chiến trường hiện nay, quân đội Nga có lẽ không cần đến sự giúp đỡ của các tình nguyện viên Triều Tiên; đồng thời, có những bằng chứng cho thấy một số lượng lớn lính đánh thuê từ nhiều quốc gia đang chiến đấu cho Chính quyền Kiev.

Phương Tây không ủng hộ “Kế hoạch hòa bình” của Tổng thống Volodymyr Zelensky?

Ngoài những tin đồn về binh sĩ Triều Tiên, “kế hoạch hòa bình” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, mà ông trình bày lần đầu tiên tại Verkhovna Rada và sau đó tại Hội đồng châu Âu, đã trở thành lý do cho các cuộc thảo luận mới về nhu cầu tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev. Theo đó, kế hoạch của Tổng thống Volodymyr Zelensky bao gồm 5 điểm: Lời mời gia nhập NATO vô điều kiện và ngay lập tức; tiếp tục các hành động thù địch cùng với việc dỡ bỏ “tất cả các hạn chế” đối với các cuộc tấn công trên lãnh thổ Liên bang Nga; triển khai “gói răn đe chiến lược” trên lãnh thổ Ukraine; tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga; và đề xuất sử dụng quân đội Ukraine để tăng cường phòng thủ cho NATO sau khi xung đột kết thúc.

Giới quan sát cho rằng, kế hoạch hòa bình của Tổng thống Volodymyr Zelensky không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các đối tác phương Tây, những người rõ ràng là không thể chấp nhận mọi yêu cầu của nhà lãnh đạo Ukraine. Hiện tại, chưa có nước lớn nào ở phương Tây quyết định dỡ bỏ lệnh hạn chế tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Động thái mới nhất mới chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin có chuyến thăm nhiệm vụ tới Kiev vào ngày 21/10, nơi ông tuyên bố gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine với số tiền 400 triệu USD.

Đối với Pháp, quốc gia từng đầu tiên đề xuất đồng minh xem xét khả năng cử lực lượng phương Tây đến khu vực xung đột vào tháng 2/2024. Paris kêu gọi thảo luận thêm về từng điểm riêng lẻ của kế hoạch. Đặc biệt, Ngoại trưởng Pháp Sebastien Lecornu đề xuất thảo luận về việc triển khai lực lượng răn đe phi hạt nhân ở Ukraine.

Bên cạnh đó, khối lượng viện trợ quân sự của phương Tây giành cho Ukraine cũng khó có thể được bảo đảm khi các nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách và buộc phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Mới đây nhất, đầu tháng 10, Chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier trình bày kế hoạch ngân sách năm 2025 bao gồm các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt với mục tiêu là giảm chi phí 60,6 tỷ Euro vào năm 2025, cho thấy nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng ở Pháp nói riêng, châu Âu nói chung.

Theo Vasily Klimov, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Quốc tế tại Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (IMEMO), Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho rằng, mặc dù đang đối mặt với nhiều vấn đề về tài chính, song đối với các nước phương Tây, việc tiếp tục viện trợ tài chính, quân sự cho Ukraine là giải pháp tối ưu hiện nay, ít rủi ro hơn nhiều với việc đưa quân tham chiến ở những vùng chiến sự. Bởi điều này sẽ dẫn đến một sự leo thang cực đoan và không thể kiểm soát được, một cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và phương Tây là điều khó tránh khỏi.

Rõ ràng, cộng đồng quốc tế hiện nay đang đặc biệt lo ngại nguy cơ một cuộc xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO. Những gì đã diễn ra trong ít nhất 20 năm qua, từ Chechnya, Gruzia đến Syria, đều đặt các bên đứng trước nguy cơ đụng đột trực tiếp. Tuy nhiên, cũng như trước đây, Nga và NATO sẽ kiểm soát tình hình và đặt ra “giới hạn đỏ” cho mỗi bên. Trong trường hợp này, theo chuyên gia người Nga Vasily Klimov, phương Tây cuối cùng cũng sẽ hiện diện quân sự vào lãnh thổ miền Tây Ukraine, nhằm “che phủ một phần lãnh thổ của đất nước bằng chiếc ô an ninh phương Tây”, nhưng điều này chỉ diễn ra khi Nga - Ukraine ngồi vào bàn đàm phán, chấm dứt chiến sự và không loại trừ khả năng một giải pháp phân chia lãnh thổ Ukraine được tính đến.

Hùng Anh (CTV)


Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]