Những sáng kiến hay trong truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình
Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành động của nhiều người trên mọi lĩnh vực. Những năm qua, công tác truyền thông luôn được các cấp hội LHPN trong tỉnh quan tâm và đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phong trào hội. Đặc biệt là truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ).
Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề PCBLGĐ của phụ nữ huyện Thạch Thành - một trong những sáng kiến truyền thông được đánh giá cao.
Được tham dự buổi truyền thông về PCBLGĐ của Hội LHPN xã Thạch Tượng (Thạch Thành) qua vở kịch: “Điều con muốn nói”, cả hội trường có lúc im lặng, có lúc tranh luận đưa ra ý kiến, có lúc lại thở phào nhẹ nhõm... bởi những tình tiết của câu chuyện. Nội dung xoay quanh một gia đình có người đàn ông là trụ cột nhưng lại phân biệt đối xử về giới. Sau nhiều biến cố xảy ra, người đàn ông bị vợ con bỏ rơi vì quá sức chịu đựng. Cô đơn, bị bạn cười, người thân chê trách, đặc biệt là người con gái lớn trong gia đình đã nói với bố những suy nghĩ của mình về người bố mà con yêu quý nhưng lại làm con thất vọng, anh đã nhận ra sai lầm và ăn năn xin lỗi...”. Câu chuyện kết thúc thật nhẹ nhàng nhưng tác động sâu đến nhiều người xem về thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử về giới.
Tiết mục trình diễn thời trang của phụ nữ xã Thanh Sơn (Như Xuân) có sự tham gia của cả gia đình, gồm bố mẹ và con gái cùng với nhiều diễn viên không chuyên khác đã thực sự khuấy động sân khấu, làm nóng hội trường. Chỉ là những tờ giấy, báo, túi nilon cắt dán thành các trang phục nhưng được biểu diễn trên nền nhạc sôi động, những bài hát về gia đình... đã giúp khán giả cảm nhận được ý nghĩa của cuộc truyền thông: “Chung tay PCBLGĐ”. Với hình thức phong phú này, năm 2023, hội LHPN xã đã tổ chức 12 cuộc tuyên truyền, xây dựng 4 tiểu phẩm xử lý các tình huống về PCBLGĐ, quy tắc ứng xử của các thành viên trong gia đình... thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia.
Thay vì truyền thông “diễn thuyết” trước đây, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã lồng ghép xây dựng nhiều tiểu phẩm, bài hát, hò, vè, ngâm thơ về Bộ quy tắc ứng xử trong gia đình giữa cha mẹ và con cái; nhảy Flashmob, tham luận về thực trạng và giải pháp PCBLGĐ... để tuyên truyền cho nhiều đối tượng, nhất là phụ nữ, trẻ em và nam giới. Hình thức truyền thông này đã tạo sự phấn khởi, tò mò và kích thích người xem, không gây nhàm chán mà giúp người xem nâng cao hiểu biết để có hành động chuẩn mực trong xây dựng các mối quan hệ. Với những sáng kiến truyền thông đó, đã giúp hội viên, phụ nữ và Nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của các cá nhân, gia đình, cộng đồng và cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó với BLGĐ; giúp các tuyên truyền viên thể hiện tâm huyết của mình trong công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở.
Cùng với truyền thông, các cơ sở hội còn thành lập nhiều mô hình, như: “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, “Gia đình nói không với bạo lực”, “Địa chỉ tin cậy”, câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”; “gia đình 5 có, 3 sạch”... Đây đều là những mô hình nòng cốt trong vận động toàn xã hội quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ và trẻ em gái, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình trong mỗi nếp nhà, mỗi tổ dân phố, xóm, làng...
Với phương châm hoạt động hướng về cơ sở, nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã thực hiện Đề án “Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” và Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”; hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới... Qua đó, Tỉnh hội đã chỉ đạo các cấp hội đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động truyền thông về PCBLGĐ, như: tập huấn, nói chuyện chuyên đề, hội thảo, hội thi, các phiên tòa giả định, xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng điển hình, giao lưu... Năm 2023, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức 2 cuộc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến về PCBLGĐ, hỗ trợ người bị BLGĐ; thi online “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực và xâm hại phụ nữ, trẻ em” và đứng thứ 3 toàn quốc ở tuần thi thứ 4; tham dự và đạt giải nhất cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực và xâm hại phụ nữ, trẻ em” khu vực miền Trung - Tây Nguyên; tập huấn về bình đẳng giới cho hơn 66.000 phụ nữ; bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và kỹ năng lồng ghép giới cho gần 900 cán bộ nữ; kết nạp, công nhận 1.195 hội viên danh dự (là nam giới) đóng góp và ủng hộ tích cực cho hoạt động hội...
Với những kết quả đạt được và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, công tác PCBLGĐ rất cần có sự nỗ lực chung tay, chung sức của cộng đồng và của cả hệ thống chính trị.
Bài và ảnh: Hà Lê
{name} - {time}
-
2024-12-11 16:04:00
Cải cách và hiện đại hóa quản lý nhà nước trong cắt giảm thủ tục hành chính
-
2024-12-11 15:02:00
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
-
2024-01-28 10:14:00
Công ty CP Xây lắp điện lực Thanh Hóa tặng quà cho cựu TNXP hoàn cảnh khó khăn
Thăm, tặng quà Tết cho người có công, gia đình chính sách và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hoằng Đạt
Ấm áp chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” tại huyện Đông Sơn
Qua “cổng trời”
Tiểu thương lo lắng vì sức tiêu thụ cây cảnh Tết chậm
Chọn cách tiếp cận tết
Trao nhà đại đoàn kết và tặng quà tết cho hộ nghèo tại Thạch Thành
Trên 93% dân số Việt Nam được bảo vệ sức khỏe từ nguồn Bảo hiểm Y tế
Ấm áp phiên chợ từ thiện “Điểm hẹn mùa xuân”
Co ro trông giữ đào, quất trong thời tiết giá rét