(Baothanhhoa.vn) - Ngày 27/1/2023, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước 2023, thay thế cho Luật Căn cước công dân năm 2014. Luật Căn cước 2023 sẽ có tác động sâu rộng đến đời sống người dân và các cơ quan quản lý nhà nước do có các quy định mới về thông tin trên thẻ căn cước, sử dụng thẻ căn cước, bảo đảm thông tin cá nhân của công dân cũng như quá trình thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Những điểm mới của Luật Căn cước

Ngày 27/1/2023, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước 2023, thay thế cho Luật Căn cước công dân năm 2014. Luật Căn cước 2023 sẽ có tác động sâu rộng đến đời sống người dân và các cơ quan quản lý nhà nước do có các quy định mới về thông tin trên thẻ căn cước, sử dụng thẻ căn cước, bảo đảm thông tin cá nhân của công dân cũng như quá trình thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Những điểm mới của Luật Căn cước

Đại tá Phùng Xuân Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá trả lời phỏng vấn.

Phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi ngắn với Đại tá Phùng Xuân Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá để tìm hiểu rõ hơn những điểm mới của Luật này.

PV: Thưa Đại tá Phùng Xuân Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh, từ ngày 1/7/2024 Luật Căn cước chính thức có hiệu lực với rất nhiều điểm mới. Xin đồng chí cho biết những điểm mới căn bản của Luật này và vì sao chúng ta cần phải có những thay đổi như vậy?

Đại tá Phùng Xuân Tiến: Luật Căn cước 2023 thay thế cho Luật Căn cước công dân 2014 có nhiều điểm mới. Đầu tiên, có thể thấy thay đổi tên của Luật, từ Luật Căn cước công dân đổi tên thành Luật Căn cước. Từ sự thay đổi tên của Luật “thẻ căn cước công dân” đổi tên thành “thẻ căn cước” để phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi, hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia đã sử dụng từ “căn cước” chứ không sử dụng là “căn cước công dân” nữa.

Thứ hai, Luật bổ sung một đối tượng áp dụng hết sức quan trọng là người gốc Việt Nam nhưng chưa rõ quốc tịch, đang sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam. Hiện nay, đang tồn tại tình trạng rất nhiều người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống trên đất nước Việt Nam nhưng không có giấy tờ tùy thân. Vì vậy, Luật bổ sung thêm đối tượng này, những người này sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước để có thể thực hiện các giao dịch trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, Giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa rõ quốc tịch, sinh sống trên đất nước Việt Nam chỉ có thời hạn 1 năm và cơ quan có thẩm quyền cấp là Giám đốc Công an cấp tỉnh/thành phố.

Thứ 3, Luật bổ sung một số quy định mới đối với người được cấp căn cước. Theo đó, Luật cũ quy định công dân từ đủ 14 tuổi trở lên thì sẽ làm thẻ căn cước, Luật mới mở rộng hơn, công dân dưới 14 tuổi có thể được cấp thẻ nếu có nhu cầu.

Những điểm mới của Luật Căn cước

Thông tin trên thẻ căn cước có một số thay đổi so với thẻ căn cước công dân.

Một điểm mới nữa là thông tin trên thẻ căn cước có một số thay đổi: sẽ không có thông tin nhận dạng và vân tay của người dân, tên cơ quan cấp thẻ sẽ đổi từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an thành Bộ Công an.

PV: Như vậy có thể thấy Luật căn cước đã được ban hành dựa trên yêu cầu thực tiễn của công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến băn khoăn khi Luật chính thức có hiệu lực, người dân phải làm lại thẻ căn cước. Xin đồng chí cho biết thông tin cụ thể về vấn đề này?

Đại tá Phùng Xuân Tiến: Luật Căn cước 2023 quy định rất rõ không bắt buộc người dân phải đổi từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước. Người dân sử dụng thẻ đang còn thời hạn, nếu không có nhu cầu đổi thẻ thì vẫn tiếp tục sử dụng thẻ căn cước công dân bình thường; khi đến hạn mới phải đổi thẻ. Vì vậy, Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 sẽ không có xáo trộn gì lớn trong việc cấp và quản lý thẻ căn cước.

Những điểm mới của Luật Căn cước

Luật Căn cước 2023 không bắt buộc người dân phải đổi từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước.

Riêng đối với chứng minh nhân dân, Luật quy định từ 31/12/2024, tất cả chứng minh nhân dân sẽ hết thời hạn sử dụng. Lý do có sự thay đổi này là vì hiện nay đã xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mọi hoạt động thực hiện thủ tục hành chính hoặc giao dịch của người dân đã ứng dụng công nghệ số nên việc bỏ chứng minh nhân dân giấy là cần thiết để đồng bộ dữ liệu, thuận tiện cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.

PV:Với rất nhiều điểm mới nhưng chỉ còn hơn nửa năm nữa, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực. Vậy, Công an Thanh Hóa đã có những giải pháp gì để sớm đưa Luật vào thực thi trong thực tế, đảm bảo hiệu quả và thuận tiện cho người dân?

Đại tá Phùng Xuân Tiến: Công an Thanh Hóa đã rất chủ động trong vấn đề này. Một mặt, chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền để người dân và các cơ quan nắm rõ quy định mới của Luật, mặt khác, chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về trang thiết bị, con người để phục vụ nhu cầu cấp mới, cấp đổi và cấp lại thẻ căn cước của người dân.

Những điểm mới của Luật Căn cước

Công an Thanh Hoá chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về trang thiết bị, con người để phục vụ nhu cầu cấp mới, cấp đổi và cấp lại thẻ căn cước của người dân.

Đặc biệt, chúng tôi sẽ có những chỉ đạo cụ thể, quán triệt cán bộ, chiến sỹ trong việc thực thi Luật Căn cước, trong đó có việc không được yêu cầu người dân đổi thẻ khi thẻ vẫn còn hạn sử dụng và người dân không có nhu cầu. Với những kinh nghiệm sau nhiều lần triển khai cao điểm cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, sớm đưa Luật ứng dụng vào thực tiễn hiệu quả.

PV: Cảm ơn đồng chí đã tham gia cuộc trao đổi./.

Hà Phương (Thực hiện)


Hà Phương (Thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]