Như Xuân quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Xác định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, huyện Như Xuân đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo tồn các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Qua đó, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân và xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội Đình Thi năm 2024.
Với 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, những sắc thái riêng về văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc đã làm nên nét đặc sắc trong văn hóa của huyện Như Xuân. Tiêu biểu như lễ hội Đình Thi; lễ hội dâng trâu tế trời gắn với đền Chín Gian; lễ cúng cơm mới; hát đốm, hát ru, hát chậm đò ho của đồng bào dân tộc Thổ; khua luống, nhảy sạp, tung còn của đồng bào dân tộc Thái; hát xường, hát giao duyên, ném còn của đồng bào dân tộc Mường...
Nổi bật trong đó là lễ hội Đình Thi được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đình Thi (xã Yên Lễ, nay là thị trấn Yên Cát). Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh này thờ thành hoàng làng Lê Phúc Thành - người có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Lễ hội là dịp để đồng bào dân tộc Thổ và Nhân dân trên địa bàn huyện Như Xuân tỏ lòng thành kính, tôn vinh, tưởng nhớ công đức của tướng quân Lê Phúc Thành. Lễ hội Đình Thi được quan tâm khôi phục lại từ năm 2007 và được duy trì thường xuyên. Cùng với việc khôi phục các nghi thức truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi, trò diễn dân gian. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi trò diễn dân gian, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân.
Bên cạnh kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, huyện Như Xuân còn có 23 di tích, trong đó có 6 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng đã được xếp hạng cấp tỉnh, gồm: Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian, Di tích lịch sử - văn hóa Đình Thi; Di tích danh lam thắng cảnh thác Đồng Quan; Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thác Cổng Trời...
Tiêu biểu như Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian, được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV trên đỉnh núi Pú Pỏm. Ngôi đền có 9 gian, mỗi gian tượng trưng cho một mường: Mường Chang (xã Thanh Quân và xã Thanh Sơn); Mường Pán (xã Thanh Hòa và xã Thanh Phong); Mường Lự (xã Thanh Lâm và xã Thanh Xuân); Mường Luộc, Mường Chiềng Ván, Mường Phụ (thuộc vùng huyện Thường Xuân); Mường Mưn, Mường Hính, Mường Chai (thuộc vùng huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An). Sau khi trùng tu, đền Chín Gian gồm 5 khu nhà chính gồm: Đền Chín gian; nhà thờ Phật; đền Bà chúa Thượng ngàn; miếu thờ thần Thổ địa, nhà Văn hóa cộng đồng.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống các di tích, lễ hội, phong tục, tập quán, trò chơi, trò diễn đặc trưng của các dân tộc, huyện Như Xuân đã bám sát các nghị quyết, chỉ thị về lĩnh vực văn hóa để xây dựng kế hoạch bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đồng thời, lồng ghép việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát triển du lịch và XDNTM.
Nhằm thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản đạt hiệu quả, huyện xác định người dân đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội, di tích, trò chơi trò diễn... Do đó, huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống; trách nhiệm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cá nhân. Đồng thời, huyện đã chú trọng triển khai công tác tập huấn, truyền dạy và thực hành văn hóa truyền thống cho người dân các dân tộc. Qua đó khơi dậy niềm đam mê với văn hóa và nâng cao trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người dân.
Cùng với đó, huyện đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, các trò chơi, trò diễn trong dịp lễ, tết, ngày hội, sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh. Đồng thời, khuyến khích người dân các địa phương thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống và tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao để các di sản văn hóa luôn sống trong cộng đồng dân cư.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, huyện Như Xuân xác định cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng kết hợp giữa đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân với tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh công tác phục dựng các lễ hội, trò chơi, trò diễn; khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo tồn, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động văn hóa, tập huấn, phục dựng và phát huy các loại hình di sản văn hóa.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2025-01-15 14:19:00
Chuyến từ thiện đầu tiên của Hoa hậu Kiều Duy tại quê nhà hậu đăng quang
-
2025-01-15 14:17:00
“Hòa nhạc ánh sáng”: Lần đầu tiên drone trình diễn trên nền nhạc sống
-
2024-09-14 19:23:00
Tọa độ vui chơi trung thu hấp dẫn nhất Đà Nẵng gọi tên Da Nang Downtown
[Podcast] Truyện ngắn: Trung thu hạnh phúc
Trò diễn Tú Huần bên dòng sông Mã
Tăng “sức đề kháng” cho làng – nhìn từ hương ước, quy ước
[E-Magazine] - Trăng thu chưa lỡ hẹn bao giờ
Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh năm 2024
Điểm sáng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Thênh thang bước đi giữa trời rực rỡ
[Podcast] - Tản văn: Ước vọng trăng rằm
Triệu Sơn bảo tồn, phát huy giá trị các di tích