Như Xuân phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung

(Baothanhhoa.vn) - Huyện Như Xuân được ví như “vựa” cây ăn quả của cả tỉnh, khi địa phương này đã phát triển được gần 1.400 ha cây ăn quả các loại, gồm cam, bưởi, xoài keo, ổi, dưa hấu... Hiện có tới gần 70% diện tích cây ăn quả của huyện được trồng theo hướng tập trung, chuyên canh.

Huyện Như Xuân được ví như “vựa” cây ăn quả của cả tỉnh, khi địa phương này đã phát triển được gần 1.400 ha cây ăn quả các loại, gồm cam, bưởi, xoài keo, ổi, dưa hấu... Hiện có tới gần 70% diện tích cây ăn quả của huyện được trồng theo hướng tập trung, chuyên canh.

Như Xuân phát triển nông nghiệp theo hướng tập trungDiện tích trồng xoài keo tập trung tại xã Xuân Hòa.

Ngoài những vùng trồng cây ăn quả, huyện còn xây dựng được vùng sản xuất rau an toàn tập trung, vùng sản xuất lúa tập trung, chuyên canh tại nhiều xã, thị trấn. Trong chăn nuôi, địa phương cũng đã phát triển được 40 trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, 70 trang trại tổng hợp kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân Lê Tiến Đạt cho biết: Có được những vùng sản xuất tập trung đạt hiệu quả kinh tế cao là bởi nhiều năm qua huyện đã định hướng, chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp về tích tụ, tập trung đất đai gắn với chuyển đổi diện tích trồng các loại cây sắn, keo, cao su kém hiệu quả kinh tế sang phát triển các loại cây trồng có giá trị cao như cây ăn quả, cây dược liệu, ngô, cỏ chế biến thức ăn chăn nuôi. Cùng với đó, huyện tích cực rà soát, đề xuất đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, từng bước hoàn thiện hạ tầng cho vùng sản xuất tập trung. Đáng nói, để tạo nên sự đột phá trong việc xây dựng và phát triển vùng sản xuất tập trung giai đoạn 2016-2020, huyện đã bố trí kinh phí thực hiện hỗ trợ 20 triệu đồng/ha cam trồng mới; hỗ trợ 25 triệu đồng/trang trại chăn nuôi trâu bò; hỗ trợ 15 triệu đồng/trang trại chăn nuôi hỗn hợp và 10 triệu đồng trên trang trại chăn nuôi dê; hỗ trợ 2 triệu đồng/ha cỏ trồng mới để phát triển chăn nuôi; hỗ trợ 4 triệu đồng/ha trồng mới rừng trồng gỗ lớn và 2 triệu đồng/ha chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành gỗ rừng lớn...

Từ chỉ đạo quyết liệt của huyện trong việc thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp, nhiều xã, thị trấn đã hình thành được riêng cho mình các vùng sản xuất tập trung. Đơn cử như xã Xuân Hòa đã vận động các hộ dân chuyển đổi diện tích trồng sắn, mía kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả theo hướng tập trung. Toàn xã đã xây dựng được 7 vùng trồng cây ăn quả tập trung, quy mô lớn, với tổng diện tích hơn 60 ha. Địa phương cũng xây dựng được 3 vùng trồng bí xanh, với tổng diện tích lên tới 84 ha. Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa Lê Văn Tuyên cho biết: Chính từ những vùng trồng tập trung đã buộc người nông dân phải trở thành những kỹ sư nông nghiệp, những kỹ thuật viên trong quá trình trồng và chăm sóc, để từ đó tạo nên vị ngon ngọt đúng chuẩn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những vùng trồng cây ăn quả hay bí xanh cũng không phải loay hoay lo đầu ra, bởi năm nào ngay từ đầu vụ các thương lái đều đến đặt vấn đề mua cả vườn. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế của vùng trồng tập trung luôn bảo đảm, lợi nhuận ổn định từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm.

Để tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, huyện định hướng hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại các xã: Xuân Hòa, Xuân Bình, Bình Lương... Huyện cũng định hướng cho các địa phương mở rộng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, rau an toàn... áp dụng nghiêm quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

18°C - 19°C
Nhiều mây, có mưa dông
  • 16°C - 22°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 15°C - 26°C
    Có mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]