(Baothanhhoa.vn) - Năm 2010, vũ đoàn Lam Sơn được thành lập trên cơ sở đội múa của Đoàn ca múa trực thuộc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Với 21 thành viên, vũ đoàn có nhiệm vụ dàn dựng, biểu diễn các tác phẩm múa phục vụ các sự kiện, các chương trình, lễ hội lớn của tỉnh. Lấy tên gọi là vũ đoàn Lam Sơn, bởi xuất phát từ tên gọi và gắn liền với tên tuổi của Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Điều ấy cũng nhằm mong muốn cho vũ đoàn Lam Sơn sẽ ngày càng trưởng thành lớn mạnh, là bộ phận không thể tách rời, song hành và phát triển cùng với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vũ đoàn Lam Sơn - những bước nhảy sáng tạo

Năm 2010, vũ đoàn Lam Sơn được thành lập trên cơ sở đội múa của Đoàn ca múa trực thuộc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Với 21 thành viên, vũ đoàn có nhiệm vụ dàn dựng, biểu diễn các tác phẩm múa phục vụ các sự kiện, các chương trình, lễ hội lớn của tỉnh. Lấy tên gọi là vũ đoàn Lam Sơn, bởi xuất phát từ tên gọi và gắn liền với tên tuổi của Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Điều ấy cũng nhằm mong muốn cho vũ đoàn Lam Sơn sẽ ngày càng trưởng thành lớn mạnh, là bộ phận không thể tách rời, song hành và phát triển cùng với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn.

Vũ đoàn Lam Sơn - những bước nhảy sáng tạoTác phẩm “Hào khí trường tồn” của vũ đoàn Lam Sơn dàn dựng và biểu diễn.

Vũ đoàn Lam Sơn ra đời trong bối cảnh thị hiếu và trình độ của khán giả ngày càng đòi hỏi “món ăn tinh thần” đa dạng và có giá trị nghệ thuật cao. Trên thực tế, việc thành lập các vũ đoàn riêng đã trở thành xu hướng và vũ đoàn Lam Sơn cũng không đứng ngoài xu hướng ấy. Có thể nói, vũ đoàn Lam Sơn là vũ đoàn chuyên nghiệp đầu tiên trong tỉnh được thành lập, bên cạnh các vũ đoàn “em út” khác như: Cherry, Pha Lê, Diamond... đều ra đời tiếp nối sau vũ đoàn Lam Sơn. Hầu hết các diễn viên múa của vũ đoàn Lam Sơn hiện nay đều được đào tạo cơ bản từ Trường Cao đẳng Múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam). Các nghệ sĩ múa của vũ đoàn cũng đã tham gia và đoạt được nhiều huy chương các loại trong các kỳ hội diễn toàn quốc, góp phần vào sự thành công của vũ đoàn Lam Sơn nói riêng và của Đoàn ca múa thuộc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn nói chung, như các diễn viên: Hoàng Ly, Tuấn Lượng, Đắc Hải, Ngọc Khuê, Trịnh Thị Huyền...

Với vai trò là nòng cốt, xương sống của Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, vũ đoàn Lam Sơn đã khẳng định được chất lượng nghệ thuật và gây dựng được tên tuổi trong làng múa. Nếu như các vũ đoàn khác như: Cherry, Pha Lê, Diamond... chỉ thiên về các động tác múa nhảy hiện đại, thì vũ đoàn Lam Sơn lại có thế mạnh vừa chuyển tải được các tác phẩm múa dân gian truyền thống, vừa thể hiện được các tác phẩm múa đương đại hiện đại. Những tác phẩm múa dân gian truyền thống của vũ đoàn Lam Sơn thể hiện đã được đánh giá cao qua các kỳ hội diễn, trong đó phải kể đến các tác phẩm: “Đẻ đất đẻ nước”, “Ngàn Nưa tụ nghĩa”, “Huyền thoại thần Độc Cước”, “Xuân về trên bản Mông”, các điệu múa dân tộc Thái, Khơ Mú... Bên cạnh đó, vũ đoàn còn dàn dựng và biểu diễn thành công các tác phẩm múa đương đại như: “Tiếng vọng”, “Khúc nguyệt cầm”, “Nét quê”...

Để có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính dân gian và tính đương đại trong một tác phẩm múa, đòi hỏi người diễn viên phải có trình độ nhất định, được đào tạo cơ bản về múa. Bên cạnh đó phải nắm được hồn cốt của các điệu múa dân tộc, dựa vào một điệu múa gốc để phát triển nội dung tác phẩm ấy lên trở thành một tác phẩm dân gian đương đại. Đặc biệt, tác phẩm ấy được sáng tạo, phá cách nhưng vẫn không làm mất đi nội dung cốt lõi hay cái giá trị nguyên bản bên trong. Khi chuyển thể từ tác phẩm dân gian truyền thống sang đương đại hiện đại hoặc kết hợp giữa hai thể loại này lại với nhau thì các yếu tố về âm nhạc, ánh sáng, sắc thái của điệu múa, ngôn ngữ hình thể... cần phải được thể hiện chính xác một cách hòa quyện với tiết tấu nhịp điệu của âm nhạc. Chất liệu sử dụng trong tác phẩm múa dân gian đã có sẵn, được bảo lưu nguyên bản; còn các tác phẩm múa đương đại đều được du nhập từ nước ngoài, ngôn ngữ mang đặc trưng hơi thở của thời đại. Người diễn viên múa phải có trách nhiệm vừa bảo lưu nguyên vẹn nội dung tư tưởng của dân gian, đồng thời mang được hơi thở cuộc sống đương đại của thời đại ấy vào trong mỗi tác phẩm múa. Sự khác nhau cơ bản giữa hai thể loại múa là rõ nét, nhưng khi kết hợp lại phù hợp với xu thế thời cuộc. Đó chính là tính chủ động sáng tạo mà các nghệ sĩ múa, các biên đạo múa của vũ đoàn Lam Sơn luôn trăn trở, tìm tòi để mở ra con đường nghệ thuật múa riêng cho chính mình.

Thời gian qua, để có được những “trái ngọt”, “hoa thơm” trên những “cánh đồng”, “bờ thửa” của nghệ thuật, các diễn viên múa của vũ đoàn Lam Sơn đã luôn được cọ xát ở các cuộc thi biên đạo trẻ toàn quốc và cuộc thi tài năng diễn viên múa toàn quốc. Qua các cuộc thi này, trình độ diễn viên và khả năng biên đạo của các nghệ sĩ, diễn viên múa được nâng lên một tầm cao mới. Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn đã quan tâm đầy đủ về các chế độ, chính sách cũng như tạo điều kiện cho các diễn viên của vũ đoàn có cơ hội giao lưu, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ. Đặc biệt, lãnh đạo Nhà hát thường xuyên quan tâm và có định hướng đối với các nghệ sĩ múa khi hết tuổi nghề sẽ đi sâu vào huấn luyện, biên đạo hay giảng dạy. Đồng thời luôn tìm các lớp diễn viên mới kế cận bổ sung thay thế lớp diễn viên cũ và đào tạo những diễn viên cũ để trở thành những biên đạo giỏi làm người huấn luyện dẫn dắt các nghệ sĩ mới vào nghề và làm trụ cột, nòng cốt cho vũ đoàn.

Do đặc thù nghề nghiệp quy định, nên trong quá trình tập luyện, vũ đoàn Lam Sơn cũng như các vũ đoàn khác đều có khó khăn nhất định, như: thời gian đào tạo nghề dài, tuổi nghề ngắn, các tác phẩm múa còn thiếu màu sắc, còn nặng về tính địa phương, thiếu các phương tiện để tiếp cận với múa hiện đại... Để khắc phục những điều này, hàng năm Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn đều quan tâm mời các chuyên gia trong lĩnh vực múa về tập huấn, cử các diễn viên, biên đạo tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, diễn viên của vũ đoàn có độ tuổi trung bình từ 22 đến 37 tuổi. Đây là độ tuổi đã có kinh nghiệm sân khấu và biểu diễn; giữa các thế hệ này đã có sự giao thoa, cộng hưởng, trên tinh thần lớp già dìu dắt lớp trẻ, lớp trẻ học hỏi kinh nghiệm của lớp già.

Để chuẩn bị cho cuộc thi tài năng múa toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây, vũ đoàn Lam Sơn đang tích cực tập luyện một số tác phẩm múa như: “Lưng gùi cõng em”, “Thằng bờm”, “Nợ nước thù nhà”... Các tác phẩm này vốn mang đậm tính dân gian, song qua bàn tay, khối óc và trái tim của người nghệ sĩ múa đã được nâng cao thành tác phẩm dân gian đương đại, phù hợp với thị hiếu người xem. Qua đó, người nghệ sĩ đã đưa thêm các kỹ thuật mới để tăng giá trị nghệ thuật, không những giữ được nét bản sắc văn hóa mà còn mang đến cái nhìn mới mẻ cho công chúng. Ngoài các tác phẩm múa chuyên nghiệp và múa độc lập, vũ đoàn Lam Sơn còn thực hiện nhiều tác phẩm múa phụ họa nhằm ca ngợi vẻ đẹp đất và người xứ Thanh, như các tác phẩm ca múa về: Du lịch biển Sầm Sơn, Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Anh hùng dân tộc Lê Lợi... Đặc biệt, trong thời gian tới, vũ đoàn sẽ tham gia phục vụ Lễ hội Lam Kinh, với tác phẩm “Uy linh Lê Thái tổ” nhằm ngợi ca công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và những đóng góp của nghĩa quân Lam Sơn.

Biên đạo Nguyễn Việt Trung, đội trưởng đội múa vũ đoàn Lam Sơn cho biết: “Hiện nay, các nghệ sĩ múa của vũ đoàn đang dần tiếp cận với nghệ thuật múa hiện đại, trong đó sử dụng ánh sáng đặc tả trong sân khấu làm chủ đạo, đi đầu trong phong cách biến ánh sáng sân khấu thành công cụ biểu diễn. Nội dung tác phẩm có sự kết hợp giữa trang phục, ánh sáng, âm nhạc..., các tác phẩm sẽ có mảng miếng, màu sắc rõ nét hơn. Cùng với đó, khi đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đầy đủ, những nghệ sĩ múa như chúng tôi sẽ có cơ hội nhiều hơn, thỏa sức sáng tạo và sải bước trên sân khấu”.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]