(Baothanhhoa.vn) - Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa là chủ trương lớn của Trung ương và của tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Xác định được tầm quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đảm bảo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được cử tri và Nhân dân đồng thuận, nhất trí cao.

Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Tạo vùng động lực mở cho thành phố phát triển (Bài 2) - Đồng thuận ý Đảng, lòng dân

Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa là chủ trương lớn của Trung ương và của tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Xác định được tầm quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đảm bảo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được cử tri và Nhân dân đồng thuận, nhất trí cao.

Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Tạo vùng động lực mở cho thành phố phát triển (Bài 2) - Đồng thuận ý Đảng, lòng dânCử tri phố Nam Cao, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa) bỏ phiếu tán thành chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Chỉ đạo bài bản, quyết liệt

Thực hiện Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 902-QĐ/TU về thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và tình hình thực tế, tham mưu Kế hoạch xây dựng Đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Ngày 5/9/2024, UBND tỉnh đã ban hành Đề án số 192/ĐA-UBND về nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa; thành lập các phường và sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 của TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; trong đó nêu rõ sự cần thiết; lịch sử hình thành và hiện trạng của các ĐVHC liên quan; hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; phương án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, thành lập các phường và sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc TP Thanh Hóa; những thuận lợi và hiệu quả, đánh giá tác động và định hướng, giải pháp phát triển của thành phố sau khi mở rộng. Sau khi nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, TP Thanh Hóa có 47 ĐVHC cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã.

Thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025; Kế hoạch số 225/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15; TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết. Trong đó, đề ra nhiệm vụ, lộ trình, thời gian thực hiện; phương án bố trí, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự; giải quyết chế độ, chính sách; sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC; việc thống kê, kiểm kê, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bàn giao, tiếp nhận; khắc, đăng ký và sử dụng con dấu mới, thu hồi con dấu cũ; chuyển đổi giấy tờ cho cơ quan, tổ chức và công dân... Các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn có liên quan căn cứ theo quy định của pháp luật; theo chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, thẩm quyền được giao ban hành các văn bản hướng dẫn về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; bàn giao, tiếp nhận, chuyển đổi các loại giấy tờ cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn cơ quan, đơn vị của ĐVHC mới thực hiện nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực được giao. TP Thanh Hóa (sau khi sáp nhập) chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút ngày 1/1/2025. Sau khi đi vào hoạt động, các đơn vị duy trì hoạt động liên tục, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; không làm xáo trộn đến đời sống, sinh hoạt của Nhân dân và sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Cán bộ đồng thuận, Nhân dân tin tưởng ủng hộ

Ngay sau khi Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 được ban hành, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đông Sơn đã tham mưu cho BTV Thành ủy TP Thanh Hóa, BTV Huyện ủy Đông Sơn chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, quy định có liên quan của Trung ương, của tỉnh về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa; tên gọi và ý nghĩa của ĐVHC mới; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến. Cùng với việc sử dụng các phương pháp như tuyên truyền miệng, hệ thống loa truyền thông... các cơ quan, đơn vị chuyên môn còn tận dụng ưu thế của mạng xã hội để lan tỏa nghị quyết một cách sâu rộng với quan điểm mọi người dân đều được thông tin đầy đủ, chính xác chủ trương. Hiện nay, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn của huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa đều đã được triển khai nội dung của nghị quyết.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá điều kiện địa lý, phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa tương đồng và việc làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đã đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa đảm bảo công khai dân chủ, khách quan, đúng quy định của pháp luật. Kết quả, tại TP Thanh Hóa, tổng số cử tri đồng ý sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa là 250.023/253.678 cử tri, đạt 98,56%. Tại huyện Đông Sơn, tổng số cử tri đồng ý nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa là 53.962/55.074 cử tri, đạt 97,98%.

Nhận thức rõ việc mở rộng địa giới hành chính thành phố có ý nghĩa rất quan trọng, là đòi hỏi khách quan, phù hợp với yêu cầu phát triển, Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung, người dân trên địa bàn huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa nói riêng đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ chủ trương thực hiện sáp nhập.

Bà Lê Thị Lương, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), cho biết: "Bản thân tôi và gia đình rất ủng hộ chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, tôi cho rằng đây là chủ trương phù hợp với tình hình thực tiễn, với yêu cầu phát triển của tỉnh. Hiện nay, mọi chủ trương, nghị quyết, kế hoạch đều được công khai, minh bạch và quan trọng hơn hết người dân được tham gia ý kiến trực tiếp vào các bước thực hiện quy trình, thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân".

Ông Lê Huy Hiệu, bí thư chi bộ khu phố Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), cho biết: "Tôi thấy chủ trương của Trung ương và của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn, sáp nhập vào TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn sẽ có điều kiện, cơ hội phát triển rất lớn. Tôi tin tưởng rằng việc sáp nhập sẽ tạo ra những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế, thành phố sẽ có một không gian đủ lớn để phát triển lâu dài, có thêm quỹ đất để thực hiện các công trình, dự án cần thiết. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa, đời sống tinh thần cho người dân".

Đồng chí Lê Trọng Thụ, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, cho biết: Việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa phù hợp với văn hóa, lịch sử địa phương; là xu thế tất yếu; đáp ứng yêu cầu quản lý đối với quá trình đô thị hóa; góp phần tinh gọn đầu mối tổ chức ĐVHC. BTV Huyện ủy đã chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc, các cơ quan, đơn vị tổ chức các hội nghị, cuộc họp để tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về nội dung của Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15; chỉ đạo các đồng chí phụ trách địa bàn cử cán bộ trực tiếp đến cơ sở tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đồng thời làm tốt công tác nắm bắt, phản ánh và định hướng tư tưởng của cán bộ, đảng viên, dư luận Nhân dân trong việc sắp xếp, thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy, với tinh thần quyết tâm cao, hành động quyết liệt để tạo sự đoàn kết, nhất trí trong toàn hệ thống chính trị về chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn bộ máy trong tình hình mới. Do vậy, chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa đã nhận được sự đồng thuận, thống nhất rất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

Chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa nhận được sự đồng tình của các tầng lớp Nhân dân, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn băn khoăn về việc chuyển đổi giấy tờ các loại cho cá nhân, tổ chức, do thay đổi địa giới ĐVHC. Về vấn đề này, tại hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 do TP Thanh Hóa tổ chức, đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa, đề nghị: Các cơ quan tham mưu của TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn phải chủ động phối hợp để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho việc sáp nhập. Trong quá trình thực hiện, hai địa phương cần thường xuyên trao đổi để điều chỉnh kịp thời, bảo đảm quy trình, trình tự sắp xếp ĐVHC phải được tiến hành khoa học, hợp lý, nghiêm túc, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả. Các ĐVHC mới sau sáp nhập phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ theo thẩm quyền. Trên cơ sở Kế hoạch số 225/KH-UBND của UBND tỉnh về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025 và Kế hoạch số 1582/KH-UBND của UBND TP Thanh Hóa, hai địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, từng cá nhân thực hiện tốt việc thống kê, kiểm kê, hồ sơ, tài liệu phục vụ việc tiếp nhận và bàn giao giữa ĐVHC cũ và ĐVHC mới.

Việc Nhân dân đồng thuận cao với chủ trương sắp xếp ĐVHC đã góp phần tạo điều kiện cho Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 được triển khai thực hiện thuận lợi, hiệu quả. Từ sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận, đồng lòng của Nhân dân, tin rằng TP Thanh Hóa sẽ trở thành một đô thị thông minh, văn minh, có bản sắc, trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo của vùng Bắc Trung bộ và Nam Bắc bộ; góp phần xây dựng và phát triển Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Bài và ảnh: Thanh Huê

Bài cuối: Vươn tới tầm cao mới

Tin liên quan:
  • Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Tạo vùng động lực mở cho thành phố phát triển (Bài 2) - Đồng thuận ý Đảng, lòng dân
    Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Tạo vùng động lực mở cho thành phố phát ...

    Nghị quyết số 05/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã vạch ra những đường hướng cơ bản và tổng quát nhất cho TP Thanh Hóa, với tương lai đến năm 2030 là “1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc”. Và xa hơn, đến năm 2045 là “Thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu của cả nước”. Để hiện thực hóa mục tiêu lớn lao này, việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa là xu thế tất yếu và cần thiết, không chỉ tạo tiền đề thúc đẩy đô thị tỉnh lỵ phát triển mà còn phù hợp với quá trình hội nhập, vươn tới tương lai của cả tỉnh Thanh Hóa.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]