(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ, đồng hành cùng người dân triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả

Thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ, đồng hành cùng người dân triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả

Mô hình trồng bí xanh tại xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc).

Trên địa bàn huyện Thọ Xuân, mô hình nuôi gà lông màu không còn xa lạ với người dân, bởi đây là con nuôi ít dịch bệnh, thích ứng nhanh với môi trường sống, có thể nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những giống gà khác. Từ những mô hình nuôi nhỏ lẻ, đến nay đàn gà lông màu của huyện đã được nhân rộng ra các xã Quảng Phú, Xuân Trường... với nhiều mô hình có tổng đàn lên tới hàng nghìn con. Hiện mô hình này được người dân đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, khép kín, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nuôi theo quy trình VietGAHP, nuôi trên nền đệm lót sinh học để bảo vệ môi trường...

Bà Đỗ Thị Mến, người dân xã Quảng Phú, cho biết: “Trong quá trình nuôi gà, tôi sử dụng đệm lót sinh học để phòng một số bệnh do vi khuẩn gây ra; lắp đặt hệ thống quạt để luôn thoáng khí, hạn chế tối đa mùi hôi; lắp tấm tản nhiệt, hệ thống phun nước mái tự động khi thời tiết nóng, có hệ thống máng ăn, uống tự động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà... Bên cạnh đó, sản xuất cám hữu cơ từ ngô, đậu tương, cám gạo, cá... ủ men để dùng làm thức ăn cho gà. Để tạo không gian xanh, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tạo bóng mát cho gà vận động, tôi trồng xen các loại cây trong trang trại”.

Cũng theo bà Mến, nhiều hộ dân trong và ngoài xã đã đến học hỏi kinh nghiệm nuôi gà của bà, bởi đây là mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân, vốn đầu tư ít, con nuôi ít mắc bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt 97%, có đầu ra ổn định...

Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà lông màu khá phổ biến tại các địa phương có điều kiện phát triển chăn nuôi như các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thường Xuân, Như Xuân... Hầu hết các hộ nuôi đều có ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, tiêm phòng vắc-xin; chú trọng đầu tư xây dựng chuồng trại, chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi, chọn con giống và kỹ thuật chăm sóc...

Trong trồng trọt, nhiều mô hình đã được người dân học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng như trồng rau an toàn, cây ăn quả, dưa Kim Hoàng Hậu, dưa chuột, bí xanh... mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi tập quán sản xuất, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương. Tại xã Xuân Hòa (Như Xuân), sau thời gian thử nghiệm, người dân nhận thấy bí xanh là loại cây phù hợp với đồng đất, quả có ruột đặc, thơm, dễ bảo quản và phù hợp với việc vận chuyển xa nên rất dễ tiêu thụ. Nếu thực hiện quy trình trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ mang lại năng suất cao, bởi vậy xã đã nhân rộng diện tích lên 30ha; sản phẩm được các thương lái đến đặt mua tại ruộng và tiêu thụ tại chợ đầu mối.

Đối với các mô hình sản xuất bí xanh tại các huyện Cẩm Thủy, Như Xuân, Như Thanh, Hoằng Hóa... đã mở ra triển vọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tại xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), bà Lê Thị Ngải, một trong những hộ dân tiên phong phát triển mô hình trồng bí xanh, cho biết: “Bí xanh đã trở thành loại cây được nhiều hộ dân trên địa bàn xã lựa chọn gieo trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành vùng sản xuất bí xanh tập trung với năng suất đạt từ 7 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng lúa”...

Từ hiệu quả của các mô hình sản xuất nông nghiêp đang được nhân rộng, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang thử nghiệm các cây, con nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Hằng năm, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện cũng chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho người dân. Để phát triển các mô hình sản xuất bền vững, các địa phương sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, định hướng cho người dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp; ưu tiên các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chăn nuôi an toàn dịch bệnh... nhất là phát triển các mô hình gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, người dân cần tìm hiểu để xây dựng các mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất, không nhân rộng ồ ạt; nghiên cứu, học tập các mô hình mới để áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]