Ngọc Lặc phát triển chăn nuôi gắn với phòng, chống dịch bệnh
Hằng năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ngọc Lặc chiếm hơn 42%. Vì vậy, huyện Ngọc Lặc đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển chăn nuôi gắn với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Trang trại nuôi gà an toàn phục vụ chế biến xuất khẩu theo chuỗi công nghệ cao - 4A tại các xã Minh Tiến, Lam Sơn.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có tổng đàn lợn 45.000 con, khoảng 13.000 con trâu, bò, đàn gia cầm gần 1,5 triệu con... Hằng năm, ngành nông nghiệp của huyện cùng với các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò... Công tác tiêm phòng vắc-xin trên đàn gia súc, gia cầm đạt hơn 85% diện tiêm trở lên, năm sau cao hơn năm trước từ 3 - 5%. Việc kiểm dịch trong vận chuyển gia súc, gia cầm, kiểm soát giết mổ được các lực lượng có liên quan thực hiện thường xuyên. Người dân trên địa bàn chủ động phòng, chống dịch bệnh, chống đói rét cho gia súc, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại trong chăn nuôi. Cùng với các biện pháp tăng đàn, tái đàn, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hợp lý và chủ động phòng, chống dịch bệnh nên tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi theo hợp đồng và xây dựng cụm chăn nuôi công nghiệp, liên kết chặt chẽ với chế biến thực phẩm công nghệ cao. Tiêu biểu, như: Trang trại liên kết chăn nuôi gà phục vụ chế biến xuất khẩu theo chuỗi công nghệ cao - 4A tại các xã Minh Tiến, Lam Sơn của Công ty CP Nông sản Phú Gia; các dự án chăn nuôi và sản xuất giống lợn công nghệ cao của Tập đoàn Xuân Thiện với quy mô 180.000 con lợn thịt (trong đó, thường xuyên có 5.600 lợn nái sinh sản, 29.000 lợn con sau cai sữa, 54.000 lợn khác các loại); Công ty CP Phát triển nông nghiệp sạch KP Phúc Thịnh quy mô 3.000 lợn nái; chăn nuôi và chế biến thực phẩm của Công ty NEWHOPE SINGAPORE PTE.LTD nuôi lợn nái và lợn thịt tại xã Đồng Thịnh...
Mặc dù vậy, qua thực tế cho thấy mật độ chăn nuôi nông hộ vẫn còn cao và tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh vẫn chiếm tỷ lệ cao. Công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan còn gặp nhiều khó khăn. Một số hộ chăn nuôi vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và bảo đảm nguồn cung thực phẩm trong thời gian tới, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, huyện Ngọc Lặc đang tập trung huy động các nguồn lực triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Cùng với đó, tổ chức triển khai thực hiện “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023” trên địa bàn huyện. Đồng thời, ngành nông nghiệp huyện tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Trước mắt, những đơn vị liên quan của huyện phối hợp với các xã, thị trấn tập trung rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn, như lở mồm, long móng, tai xanh, nhất là vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt, tại các xã có nguy cơ dịch bệnh cao, bao gồm cả đàn lợn đã được tiêm vắc-xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc-xin.
Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ngọc Lặc, hiện đơn vị thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn phân công lực lượng thú y cơ sở bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn gia súc, gia cầm, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất. Ðồng thời, đơn vị tập trung tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ thói quen chăn nuôi thả rông sang nuôi nhốt, chăn nuôi an toàn và sử dụng giống sạch bệnh, chất lượng cao, chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Bài và ảnh: Hải Đăng
{name} - {time}
-
2024-11-22 08:25:00
Cát tự nhiên thiếu nhưng cát nhân tạo thay thế vẫn “ế”
-
2024-11-22 07:52:00
Đồng Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
-
2023-12-02 10:25:00
Bá Thước: Chọn đúng khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội (Bài 1): Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ
Triển vọng từ mô hình nuôi ba ba, ốc nhồi tại Hà Trung
Thu ngân sách nhà nước lĩnh vực hải quan ước đạt trên 15 nghìn tỷ đồng
Nâng tầm giá trị tre, luồng trên đất Lang Chánh
Nỗ lực đảm bảo nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất
Hậu Lộc thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp
Ngày Mua sắm Trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023
Chung kết Cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2023
Giá xăng RON95-III và dầu diesel giảm nhẹ
Triển vọng kinh tế từ mô hình trồng rau khí canh