(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) để phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) để phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển nông nghiệp công nghệ caoTrung tâm Nghiên cứu phát triển KH&CN Tiến Nông (Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông) đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu, chế biến sản phẩm có chất lượng cao trong nông nghiệp.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng KH&CN ngày càng được xem là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến sự phát triển, tính cạnh tranh của sản phẩm. Xác định rõ điều này, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh đã thành lập một số tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp KH&CN trong ngành nông nghiệp. Tiêu biểu như Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn thuộc Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Trung tâm Nghiên cứu phát triển KH&CN Tiến Nông thuộc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông... đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, như phòng nuôi cấy mô thực vật quy mô lớn phục vụ nhân giống và lưu giữ nguồn gen; nhà lưới, nhà kính tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm; trang thiết bị nghiên cứu, kiểm nghiệm chất lượng phân bón... Trên cơ sở định hướng nhiệm vụ KH&CN của ngành nông nghiệp, các đơn vị đã tích cực đề xuất, nghiên cứu các đề tài dự án phục vụ cho sản xuất. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp chất lượng cao, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập cho người dân. Nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, khảo nghiệm, quy trình kỹ thuật, các mô hình trình diễn có đóng góp tích cực trong ứng dụng KH&CN tại các địa phương. Thông qua nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm, khảo nghiệm, quy trình kỹ thuật, các mô hình trình diễn... các tiến bộ KH&CN mới được đánh giá, nghiệm thu và chuyển giao đến cho người dân. Từ hiệu quả thực tế trong sản xuất, người dân đã thay đổi suy nghĩ, cách làm, phương pháp truyền thống trước đây sang sản xuất mới ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao giá trị trên cùng diện tích canh tác.

Ông Lê Văn Quang, Phó Giám đốc Công ty CP Mía đường Lam Sơn, cho biết: Việc ngiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất đã tạo điều kiện cho đơn vị phát triển bền vững và tạo được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đơn vị đã đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào các khâu từ chọn lọc, nhân giống với công nghệ “nuôi cấy mô” trong chọn tạo giống mía; các phương pháp trồng phủ nilon, tưới nước nhỏ giọt vào canh tác; đưa các loại máy móc thiết bị vào trồng, chăm sóc và thu hoạch mía... Đưa phần mềm quản lý ERP và số hóa trong quản lý đồng ruộng; nâng cấp phiên bản ERP Oracle Netsut Clous mới nhất để số hóa các khâu từ lập kế hoạch, theo dõi quá trình sản xuất, bán hàng và quản lý tài chính. Với việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Để thúc đẩy ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp, đơn vị đã tích cực hợp tác với những nước có trình độ phát triển cao, chuyển giao công nghệ ở một số lĩnh vực cho các doanh nghiệp trong tỉnh, như: Công ty CP Nông sản Phú Gia hợp tác với Hunggary chuyển giao công nghệ giết mổ gia súc bán tự động; Công ty CP Mía đường Lam Sơn hợp tác với Viện Nghiên cứu Mía đường Quảng Tây (Trung Quốc), Viện Nghiên cứu Mía đường Lucknow (Ấn Độ) để tuyển chọn và nhân giống mía; hợp tác với chuyển giao công nghệ nhân nuôi cấy mô, xử lý phân hóa mầm các loại hoa lan Hồ Điệp, lan Dendrobium và các loại lan rừng khác; hợp tác với các công ty Yantan (Đài Loan); Oekomineral AG (Cộng hòa Liên bang Đức) để tiếp nhận công nghệ sản xuất phân bón thế hệ mới. Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông hợp tác với Công ty Lehmann Maschinenbau GmbM (Cộng hòa Liên bang Đức) để tiếp nhận, làm chủ công nghệ sản xuất phân bón phức hợp bằng công nghệ tháp cao.

Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm hỗ trợ, phát triển các mô hình kinh tế đã thay đổi tập quán canh tác, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp. Hiện các tổ chức, doanh nghiệp đang thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước. Đồng thời, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế để huy động nguồn lực từ bên ngoài phát triển KH&CN trong sản xuất nông nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]