Nghề “săn” thức ăn cho tôm hùm
Nhiều người dân ở ven sông Hoàng, sông Yên (huyện quảng Xương) ngâm mình giữa sông để bắt vẹm đen bán làm thức ăn cho các loại hải sản, đặc biệt là tôm hùm. Công việc này đã giúp họ kiếm được tiền triệu mỗi ngày.
Video: Kiếm tiền triệu từ nghề săn thức ăn cho tôm hùm
Những ngày này đi dọc bờ sông Hoàng, Sông Yên (huyện Quảng Xương) có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân ngâm mình dưới dòng sông để bắt vẹm đen bán cho các thương lái.
Để bắt được vẹm, ngư dân phải mò ở ven các chân cầu, bãi đá bãi cọc... Còn vùng nước sâu ngư dân phải dùng đến máy lặn hoặc đi thuyền để cào.
Vẹm đen là cách gọi của người dân địa phương, dùng để miêu tả một loại động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ. Chúng có kích thước to chừng ngón tay chỉ, vỏ màu đen, sinh sống chủ yếu tại các vách đá, cọc tre vùng nước ngọt và lợ.
Vẹm đen ít thịt, nhưng có thể dùng để chế biến thức ăn cho tôm hùm. Mỗi lần đi “săn” vẹm các hộ dân ở gần các vùng sông nước có thể khai thác được từ 1 - 2 tấn vẹm thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng, thậm chí có người còn kiếm được 3-4 triệu/ngày.
Anh Nguyễn Văn Xuân (ở xã Quảng Trung, Quảng Xương) cho biết: “Tôi đã làm nghề bắt vẹm đen đã được 5 năm nay. Chỉ những ngày mưa bão mới nghỉ việc. Công việc bắt đầu từ sáng sớm, khi thủy triều xuống vợ chồng đi mò quanh các chân cầu, bãi cọc ven bờ, thủy triều lên thì chạy thuyền đi cào vẹn ngoài nơi nước sâu”.
Theo anh Xuân, vẹm đen được các thương lái mua đưa vào Phú Yên, Khánh Hòa… để bán làm thức ăn cho những trại nuôi tôm hùm.
Chị Lê Thị Quyên (Vợ anh Xuân) cho biết: "Tôi không ra được nơi nước sâu nên chỉ bắt quanh gần bờ sông. Công việc này nói chung cũng nhẹ nhàng, không gò bó thời gian. Mỗi ngày tôi cũng kiếm được 500.000-1000.000 đồng. Thanh niên có sức khỏe tốt, lặn ở những vùng nước sâu có thể kiếm được nhiều hơn nữa”.
Việc bắt vẹm đen không quá khó, làm lâu sẽ quen tay. Tuy nhiên, do ngâm mình dưới nước lâu nên sẽ khiến cơ thể bị lạnh, đòi hỏi những người có sức khỏe.
“Mùa vẹm đen từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm, nhưng chỉ khai thác theo mùa vụ khoảng từ tháng 3 đến tháng 8. Tuy thương lái thu mua không thường xuyên nhưng do vẹm đen tự nhiên ở các bãi, bãi đá cọc ngoài sông nhiều, khi nào thương lái cần tôi cũng đi bắt được ngay, nên cũng có thu nhập”, anh Xuân cho biết thêm.
Ở nhiều địa phương phía nam, các vùng vịnh, cửa sông nước lợ ngư dân thường cắm cọc tre để ươm vẹm, vừa làm sạch môi trường nước, vừa làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản tại chỗ. Việc sinh sôi cũng như thương lái thu mua loài vẹm đen ở địa phương mở ra triển vọng mới cho ngư dân.
Hoàng Đông
{name} - {time}
-
2 giờ trước
Ngư dân Quảng Xương ra khơi “săn” lộc biển dịp nghỉ lễ 30/4
-
2 giờ trước
Đảm bảo an toàn cho người dân ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở
-
08:57 19/04/2022
Tiếp nhận 398 đơn vị máu trong ngày đầu tổ chức Ngày hội hiến máu tại huyện Hà Trung
64 học viên được cấp chứng chỉ bơi, lặn cứu đuối, cứu hộ, cứu nạn năm 2022
Yên Định tổ chức thành công Đại hội điểm Hội Cựu chiến binh cấp huyện
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Cẩm Thủy nhiệm kỳ 2022-2027
Thăm, động viên CBCS bị thương khi truy bắt tội phạm ma túy
Công an tỉnh Thanh Hoá khởi công xây dựng Nhà truyền thống và thư viện
Thị trấn Thọ Xuân hỗ trợ đất cho 14 hộ sinh sống trên sông làm nhà ở
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại thị trấn Yên Cát
Trao hơn 200 suất quà cho công nhân, lao động khó khăn huyện Yên Định
“Tiếp lửa” để người khuyết tật tự tin vươn lên trong cuộc sống
Thời tiết
- 25°C - 30°CCó mây, không mưa
- 23°C - 29°CNhiều mây, không mưa