Ngày thơ Việt Nam tại Thanh Hóa lần thứ XXII: “Bản hòa âm đất nước”
Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Nhà hát Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã diễn ra Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII - 2024 tại Thanh Hóa với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”. Chương trình do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với một số ngành, đơn vị tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà thơ, văn nghệ sĩ và người yêu thơ ca.
Các đại biểu, văn nghệ sĩ, nhà thơ tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII - 2024 tại Thanh Hóa
Tham dự chương trình có các đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị; các CLB, hội thơ, ban thơ, cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên và đông đảo người yêu thơ xứ Thanh.
Ngày Rằm tháng Giêng năm 2003, tại Văn miếu Quốc Tử Giám (TP Hà Nội), Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức. Trước đó, vào mùa xuân năm Mậu Tý 1948, cũng vào ngày này, Bác Hồ kính yêu đã sáng tác bài thơ “Nguyên tiêu” vừa lãng mạn lại thấm đẫm thế sự, nhân tình, cùng nỗi lòng của Người với đất nước, Nhân dân.
Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Ngày thơ Việt Nam.
Tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII - 2024 tại Thanh Hóa, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Thơ ca đích thực làm cho con người sống có nhân cách, có ước mơ, hoài bão, không ngừng hướng đến chân - thiện - mỹ. Thời gian qua, các nhà thơ xứ Thanh đã lao động sáng tạo nghệ thuật với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao. Nhiều tác phẩm của các nhà thơ được các tầng lớp độc giả đón nhận, lan tỏa trong cộng đồng, góp phần làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân ngày càng phong phú. Thơ ca đã tham gia tích cực và đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội của quê hương Thanh Hóa”.
Từ ý nghĩa đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các nhà thơ, văn nghệ sĩ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, sáng tạo nên nhiều tác phẩm chất lượng để khẳng định vị thế, tạo sức lan tỏa, hòa cùng với nền thơ ca, độc giả và Nhân dân cả nước. Mỗi tác phẩm thơ ca phải được khẳng định và ghi nhận trong lĩnh vực văn học nghệ thuật xứ Thanh ở thời kỳ mới; là thông điệp để quảng bá hình ảnh đất và người xứ Thanh.
Nữ nhà thơ Trương Thị Màu thể hiện thi phẩm “Thượng du” do chính chị sáng tác
Tại Ngày thơ Việt Nam lần XXII - 2024, đã có nhiều thi phẩm với nội dung ngợi ca Đảng, Bác Hồ, đất nước, quê hương, cảnh sắc núi sông... được các nhà thơ, nghệ sĩ gửi đến công chúng.
Với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”, Ngày thơ Việt Nam là dịp để các nhà thơ, văn nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu, động viên, khích lệ nhau cùng cố gắng sáng tạo, cống hiến, tạo nên những tác phẩm thơ ca làm đẹp cho đời, tôn vinh các nhà thơ và các tác phẩm thơ ca. Qua đó từng bước đưa Ngày thơ Việt Nam trở thành ngày hội của những người làm thơ và công chúng yêu thơ, nhất là trong những ngày đầu xuân năm mới. Từ đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tấm nhìn đến năm 2045.
Thu Trang
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-02-24 09:55:00
Núi Bà Đen, Tây Ninh: Hàng trăm ngàn hoa đăng được thắp sáng tại đại lễ dâng đăng Rằm Tháng Giêng
Nhiều hoạt động văn hoá, thể thao đặc sắc tại lễ hội làng Đông Môn
Để hành trình “lên rừng, xuống biển” đầu năm thêm ý nghĩa
[E-Magazine] – Phấp phới mưa xuân
Tết Nguyên tiêu Đền thờ Trần Nhật Duật xuân Giáp Thìn 2024
Du xuân qua miền di sản
“Chất keo” gắn kết cộng đồng
[Podcast] - Tản văn: Nhãn tự mùa xuân
Gợi ý lịch trình khám phá Phú Quốc độc, lạ chỉ từ 1,5 triệu đồng
Phim Việt “tung hoành” bảng xếp hạng doanh thu khủng năm 2023