Nga Sơn chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Thời gian qua huyện Nga Sơn hết sức chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho Nhân dân trên địa bàn.
Phụ nữ huyện Nga Sơn tham gia các lớp đào tạo nghề tiểu - thủ công nghiệp gắn với thế mạnh của địa phương nên đều có việc làm sau khi học nghề.
Để triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề; tuyên truyền các mô hình, các HTX giải quyết việc làm, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động sau khi học nghề, góp phần nâng cao nhận thức, tính chủ động của người lao động trong quá trình tìm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp. Khảo sát thực trạng lao động, việc làm tại các địa phương và thực trạng sử dụng lao động, nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ chế nghề của các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động để định hướng nghề, hỗ trợ việc đào tạo nghề. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động; tập trung triển khai đồng bộ chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khuyến khích các mô hình, dự án tạo việc làm tại chỗ; thực hiện hiệu quả chính sách cho người lao động vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm...
Huyện có Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn - cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tổ chức đào tạo nghề và liên kết đào tạo nghề. Trường đã xây dựng chương trình đào tạo các nghề phổ thông, các nghề thị trường lao động có nhu cầu cao như nghề cơ khí, gò hàn; điện - điện lạnh; may mặc; chăn nuôi, thú y; nấu ăn... theo giáo trình chung và chương trình chuyên ngành đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh cuối khóa; mở phiên giao dịch việc làm.
Bên cạnh đó, trường còn phối hợp với các trường THCS, THPT trên địa bàn và các huyện lân cận tổ chức tư vấn hướng nghiệp phân luồng học sinh. Ngoài ra, các đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên và các xã, thị trấn phối hợp với các trung tâm dạy nghề của tỉnh hàng năm tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho hàng trăm hội viên và Nhân dân địa phương. Các doanh nghiệp, các làng nghề trên địa bàn cũng tổ chức truyền nghề cho hàng trăm lao động.
Theo Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nga Sơn Mai Văn Hà, cùng với việc cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành tay nghề tại chỗ, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm tới công tác giới thiệu việc làm cho người lao động sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, cử công nhân lành nghề tham gia hướng dẫn thực hành cùng cơ sở dạy nghề, thực hành tại doanh nghiệp và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Do đó, hiệu quả của công tác đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt. Khoảng 80% lao động nông thôn sau khi học các nghề đã biết vận dụng kiến thức cơ bản thực tế công việc sau khi được tuyển dụng. Nhiều người nhờ có kỹ thuật được học đã mạnh áp dụng vào sản xuất, tự đầu tư mở cửa hàng hoặc nộp đơn vào các doanh nghiệp, tạo thu nhập ổn định.
Do phối hợp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt kế hoạch. Toàn huyện hiện có 87.669 người trong độ tuổi lao động (chiếm 60% tổng dân số). Trong đó, số lao động qua đào tạo 70.950 người, chiếm 81%; số lao động có việc làm 78.885 người, chiếm 89,9%. Người dân tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 20.600 người, chiếm 23,5%. Số lao động làm việc tại các công ty trong nước ước 78.860 người; số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong huyện là 8.115 người. Có 366 lao động đang làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài.
Trong thời gian tới, huyện Nga Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn. Quan tâm hỗ trợ về vốn, khoa học - kỹ thuật cho người dân phát triển kinh tế, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp; chú trọng duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động nhằm kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong huyện. Tích cực giới thiệu việc làm, tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài...
Bài và ảnh: Phan Nga
{name} - {time}
-
2025-01-04 22:21:00
Trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh ho gà ở Đồng Nai: Bé gái 4 tuổi
-
2025-01-04 22:08:00
Nhiều chặng bay ‘cháy vé’, Cục Hàng không yêu cầu tăng cường chuyến bay
-
2024-11-27 16:01:00
Tập huấn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về nhà ở và công trình
“Xã 135” thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh; Sở Y tế; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Mường Lát nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số
Quảng Bình: Đang xảy ra cháy lớn tại công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
Mở ra tầm nhìn cho tương lai
Cụ ông cao tuổi nhất thế giới qua đời
Tăng cường quản lý, bảo vệ vững chắc khu vực biên giới biển
Gỡ khó trong thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ giá rất cao, một số chặng đã kín chỗ