(Baothanhhoa.vn) - Trong chương trình trò chơi truyền hình về tiếng Việt, khi nói đến câu thành ngữ “Nếm mật nằm gai”, một cố vấn của chương trình đã giải thích cho người chơi và khán giả như sau:

Nên hiểu và dùng thành ngữ “Nếm mật nằm gai” thế nào cho đúng?

Trong chương trình trò chơi truyền hình về tiếng Việt, khi nói đến câu thành ngữ “Nếm mật nằm gai”, một cố vấn của chương trình đã giải thích cho người chơi và khán giả như sau:

Nên hiểu và dùng thành ngữ “Nếm mật nằm gai” thế nào cho đúng?

“Câu nếm mật nằm gai nói đến cái việc khổ sở, cái điều khó khăn, cực nhọc trong cuộc đời. Có thể nói những người nông dân cực khổ nếm mật nằm gai trong một hoàn cảnh nào đó”.

Lời giảng trên đây nghe qua tưởng đúng, nhưng thực ra không chính xác, kể cả về nghĩa từ vựng và cách dùng.

“Nếm mật nằm gai”, hay “Nằm gai nếm mật” đúng là có nói về những “cái việc khổ sở, cái điều khó khăn, cực nhọc”. Tuy nhiên, đây là một câu thành ngữ gốc Hán xuất phát từ điển cố điển tích, bởi vậy muốn hiểu và dùng cho chính xác thì phải đi tìm nguồn gốc của điển cố, điển tích.

Điển tích thành ngữ “Nằm gai nếm mật” (gốc Hán Ngọa tân thường đảm; ngọa 臥 = nằm; tân 薪 = củi khô, cỏ gai dùng để đun nấu; thường 嘗 = nếm; đảm 膽 = mật đắng của động vật) được tóm tắt như sau:

Thời Xuân Thu, nước Việt bị nước Ngô đánh bại ở Cối Kê. Vua tôi nước Việt là Câu Tiễn được tha mạng, nhưng bị bắt đem đi và thường ngày phải phục dịch hầu hạ vua Ngô, chịu mọi khổ sở nhục nhằn. Khi được vua Ngô tin tưởng và thả về, Câu Tiễn không sống trong an nhàn mà tự đày ải thân mình, thường nằm trên đống củi khô lởm chởm, cỏ gai sắc nhọn, lại hằng ngày nếm mật đắng để tự nhắc nhở không quên chuyện cũ, nung chí phục thù. Sau mười năm trời khổ công chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn nhiều lần xuất binh, và cuối cùng đánh bại quân Ngô, vua Ngô Phù Sai dù được tha mạng sống nhưng cuối cùng đã tự sát trong hổ thẹn.

Về sau “Ngọa tân thường đảm - 臥薪嘗膽 – Nằm gai nếm mật” trở thành một câu thành ngữ được dùng với nghĩa: Tự đày ải thân mình để nuôi chí phục thù; Chịu đựng mọi gian khổ, quyết mưu đồ việc lớn. Bởi thế, trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã dùng điển tích này để nói về Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn “Thường đảm ngọa tân giả cái phi nhất nhật” (Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối), nhiều năm sống trong rừng sâu núi thẳm “Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội”, chịu đựng mọi gian khổ để quyết tâm đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.

Như vậy, “Nằm gai nếm mật” không có nghĩa là “việc khổ sở, cái điều khó khăn, cực nhọc trong cuộc đời”, nói chung, mà chỉ sự nuôi chí phục thù, hoặc chịu đựng gian khổ để mưu tính việc lớn. Theo đây, dù cày sâu cuốc bẫm, gian khổ cực nhọc, khó khăn thiếu thốn đến đâu, nhưng dùng câu thành ngữ “Nếm mật nằm gai”, hay “Nằm gai nếm mật” để vận dụng thành “những người nông dân cực khổ nếm mật nằm gai trong một hoàn cảnh nào đó”, là hoàn toàn không phù hợp.

Hoàng Trinh Sơn (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]