Nâng cao “sức đề kháng” cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nâng cao “sức đề kháng”, trang bị “vắc xin tự miễn dịch” cho đồng bào các dân tộc thiểu số trước các luận điệu xuyên tạc, dụ dỗ, lôi kéo (DTTS) của thế lực thù địch là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
(Ảnh minh họa)
Với âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, làm suy giảm, phai nhạt niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thời gian qua trên địa bàn tỉnh, các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động chống phá nhằm vào khu vực đồng bào DTTS. Chúng tập trung khai thác một số vấn đề liên quan đến bảo tồn văn hóa, chế độ, chính sách, để từ đó kích động, lôi kéo người dân; lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền, phát tán mê tín dị đoan, lập các trang web, blog, dàn dựng, cắt ghép tạo thành những video clip để kích động cổ súy hành động, việc làm trái thuần phong, mỹ tục.
Thâm độc hơn, chúng lợi dụng đặc thù của địa bàn vùng cao sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn, sự thiếu hiểu biết của một số người dân trong vùng đồng bào DTTS để truyền bá tư tưởng phản động, thành lập những tổ chức tôn giáo bất hợp pháp để thúc đẩy “diễn biến hòa bình” chống phá chế độ ta.
Trước tình hình trên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, trong đó tập trung cụ thể hóa Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc; Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025.
Trên cơ sở đó, ban hành nhiều nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; triển khai, thực hiện các đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế, xã hội dân tộc Khơ Mú”, “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông”...
Cấp ủy, chính quyền vùng DTTS đã chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính, đổi mới hoạt động quản lý, điều hành theo hướng hiệu lực, công khai, minh bạch, dân chủ vì Nhân dân phục vụ, đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, miền núi được củng cố và tăng cường; các công trình thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, chợ được xây dựng khang trang hơn trước, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng DTTS, đời sống của của đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt.
Trong giai đoạn 2019-2024, tỷ lệ hộ nghèo 11 huyện miền núi giảm còn 11,04% (giảm 4,15% so với năm 2022); tỷ lệ hộ cận nghèo còn 14,75% (giảm 5,11% so với năm 2022); thu nhập bình quân đầu người của vùng ước đến hết năm 2024 đạt 42,62 triệu đồng/năm, 83.314 lượt người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống tại vùng DTTS và miền núi được tạo việc làm mới; 100% các xã có điện lưới quốc gia, được phủ sóng truyền thanh, đường ô tô đến trung tâm xã...
Các chính sách, dự án chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong vùng đồng bào DTTS được quan tâm thực hiện. Chất lượng giáo dục từng bước nâng lên, quy mô trường, lớp học ngày càng mở rộng. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân có nhiều chuyển biến.
Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào được coi trọng. Nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng; gìn giữ được nhiều mô hình làng, bản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục có sự thay đổi phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng, từng đối tượng. Các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước có bước phát triển mới, hướng mạnh về cơ sở với nhiều cách làm thiết thực, huy động được tiềm năng, sức sáng tạo, đóng góp của Nhân dân vùng DTTS. Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào cải tạo tập quán lạc hậu được quan tâm, nhiều tập tục rườm rà, tốn kém trong việc cưới, việc tang, lễ hội dần được loại bỏ và thay đổi phù hợp với điều kiện hiện nay.
Các địa phương cũng đặc biệt quan tâm việc củng cố, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, đội ngũ trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm, sâu sát với cơ sở phát huy tốt vai trò gương mẫu, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết, vận động Nhân dân phát triển kinh tế, tổ chức đời sống văn hóa ở khu dân cư, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Đặt biệt, để nâng cao sức đề kháng cho đồng bào DTTS trước những luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu độc, Ban Chỉ đạo 35 các địa phương vùng đồng bào DTTS đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ trong triển khai các giải pháp, tổ chức các hội nghị tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh tuyên truyền qua các cơ quan thông tấn, báo chí, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội. Phát huy vai trò của các lực lượng Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong tuyên truyền, đấu tranh trực diện với các luận điệu, thông tin sai sự thật, xấu, độc của các thế lực thù địch. Phát huy hiệu quả trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Với những giải pháp đồng bộ, cách làm khoa học, chủ động, sáng tạo, cấp ủy đảng vùng đồng bào DTTS đã phát huy được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nâng cao “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” cho đồng bào DTTS trước thông tin xấu, độc, thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ của các thế lực thù địch. Đồng bào các dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực xây dựng quê hương ấm no, giàu đẹp, văn minh.
Đỗ Duy Đông (CTV)
{name} - {time}
-
2025-01-11 22:16:00
Liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
-
2025-01-11 20:34:00
Hãy bảo vệ tính mạng con em mình từ nhà đến trường
-
2024-12-09 13:07:00
Đẩy mạnh phát triển, mở rộng đối tượng tham gia và diện bao phủ BHYT
Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ
Gần 300 học sinh được phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường
Khẳng định hiệu quả và chất lượng công tác giải quyết việc làm
“Tin vui” thưởng Tết Nguyên đán 2025
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Ấm áp chợ “Tết nhân ái”
Đường về... lương tâm (Bài cuối): Gieo mầm thiện trong những phận đời tội lỗi
Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực
Hai bức thư đoạt giải Nhất tại cuộc thi “Chúng em viết về gia đình”