(Baothanhhoa.vn) - Chương trình “Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp” do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Chương trình “Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp” do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang (Khu Công nghiệp làng nghề, thị trấn Nga Sơn) được vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Giữ vai trò là “cầu nối” giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thời gian qua, Chi nhánh NHNN Thanh Hóa thường xuyên tham dự các hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp do UBND tỉnh tổ chức; chủ động gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh để nắm bắt kịp thời những vướng mắc, khó khăn và đề xuất của doanh nghiệp; đồng thời giải đáp, tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo, kiến nghị NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, Chi nhánh NHNN tỉnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục triển khai mở rộng chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Qua các hoạt động trong khuôn khổ của chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, các đơn vị tham gia đã nhận diện chi tiết hơn những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiếp cận vốn ngân hàng. Từ đó, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi, đáp ứng tốt điều kiện vay vốn của các ngân hàng. Cùng với đó, các TCTD cũng tập trung hạ, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các khách hàng tiếp cận với các gói tín dụng ưu đãi để phục hồi, giữ vững sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế, bảo đảm việc làm thường xuyên cho người lao động.

Bà Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang (Khu Công nghiệp làng nghề, thị trấn Nga Sơn), cho biết: Thời gian qua, doanh nghiệp đã được các TCTD chia sẻ, hỗ trợ thông qua việc giảm lãi vay. Điều đó giúp doanh nghiệp tiếp cận được cùng lúc nhiều nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động. Mới đây, Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Nga Sơn - Bắc Thanh Hóa, giải ngân hơn 4 tỷ đồng với lãi suất thấp.

Tính đến ngày 15-2-2022, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng, với 123 doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi từ chương trình. Các doanh nghiệp tham gia chương trình đều sử dụng vốn hiệu quả, không có nợ xấu phát sinh. Nhất là từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia chương trình. Chi nhánh NHNN tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo các TCTD “vào cuộc” thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay nhằm hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch. Theo báo cáo của các TCTD, đến ngày 15-2-2022, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch là 3.689 khách hàng, dư nợ gốc là 4.889 tỷ đồng; miễn giảm lãi cho 209 khách hàng, số tiền miễn giảm là gần 900 tỷ đồng. Cho vay mới áp dụng lãi suất ưu đãi cho 8.919 khách hàng, dư nợ gần 20.000 tỷ đồng.

Bên cạnh những nỗ lực từ phía các TCTD, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp của tỉnh đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản chưa được xác nhận. Bên cạnh đó, tính minh bạch, chính xác của thông tin liên quan đến tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp chưa rõ ràng hoặc chưa đủ tin cậy. Ngoài ra, trình độ quản trị kinh doanh của một số doanh nghiệp yếu; thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn; dự án sản xuất, kinh doanh thiếu tính khả thi. Vì vậy, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô tín dụng. Để chương trình kết nối thực sự phát huy hiệu quả, ngoài sự chủ động từ phía các TCTD, bản thân doanh nghiệp cần nỗ lực cải thiện năng lực quản trị kinh doanh, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh rõ ràng và mang tính chiến lược có mục tiêu, giải pháp cụ thể. Thực hiện cơ cấu lại tài sản chính xác, rõ ràng; minh bạch các báo cáo tài chính để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng.

Thời gian tới, Chi nhánh NHNN Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các TCTD trên địa bàn rà soát, đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho vay, rút ngắn thời gian làm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Thực hiện công khai, minh bạch quy trình, thủ tục cho vay; tiếp tục cải tiến, đa dạng hóa, tối ưu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bảo đảm an toàn, hiệu quả, dễ tiếp cận, phù hợp với đối tượng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Ưu tiên nguồn vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, phát huy tối đa thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo chủ trương của Chính phủ.

Bài và ảnh: Lương Khánh


Bài và ảnh: Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]