(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021 có lẽ là năm ảm đạm nhất với ngành di sản văn hóa khi mà rất nhiều di sản trong tình cảnh “cửa đóng, then cài”. Không ít bảo tàng, khu di tích vừa rục rịch mở cửa trở lại đã phải nhanh chóng đóng cửa để phòng dịch bệnh. Có những sản phẩm chưa kịp công bố đã phải gác lại. Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11) năm nay vì thế đánh dấu sự lặng lẽ lớn nhất trong nhiều năm gần đây khi nhiều sự kiện di sản đã phải hoãn, hủy.

Mở hướng đi mới kết nối di sản văn hóa

Năm 2021 có lẽ là năm ảm đạm nhất với ngành di sản văn hóa khi mà rất nhiều di sản trong tình cảnh “cửa đóng, then cài”. Không ít bảo tàng, khu di tích vừa rục rịch mở cửa trở lại đã phải nhanh chóng đóng cửa để phòng dịch bệnh. Có những sản phẩm chưa kịp công bố đã phải gác lại. Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11) năm nay vì thế đánh dấu sự lặng lẽ lớn nhất trong nhiều năm gần đây khi nhiều sự kiện di sản đã phải hoãn, hủy.

Mở hướng đi mới kết nối di sản văn hóa

Gần đây bảo tàng, khu di tích dù đã được mở cửa trở lại nhưng vẫn hết sức dè dặt trong hoạt động.

Di sản văn hóa là phần quan trọng của cuộc sống. Di sản chỉ “sống” được khi nhận được sự quan tâm của công chúng. Phát huy giá trị văn hóa của di sản trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 vì thế là một phép thử về khả năng tính toán, sáng tạo và thích ứng của người làm quản lý trong ngành di sản văn hóa.

Thời gian gần đây, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa bảo tàng đã được đề cập nhiều hơn. Tại Trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế và Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), cơ quan quản lý đã sử dụng công nghệ thực tế ảo vào quảng bá di tích, khách tham quan không cần phải đi đâu xa nhưng vẫn có thể tiếp cận đầy đủ các giá trị của di sản. Một số bảo tàng thì thực hiện số hóa hiện vật, du khách chỉ cần ngồi một chỗ bật máy tính lên là đã có thể tham quan.

Những hướng đi mới mẻ cho ngành di sản văn hóa Việt Nam xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách tham quan đang tạo ra một tiện ích, mà ở đó cả đôi bên cùng có lợi. Bảo tàng thì vẫn có thể thu phí thông qua việc khách sử dụng dịch vụ, còn khách tham quan thì chỉ cần ngồi ở nhà để “thăm bảo tàng” mà không còn phải lo dịch bệnh hay chi phí đi lại...

Rõ ràng là công nghệ phát triển đang giúp sức rất lớn cho đời sống xã hội. Bảo tàng hay di tích cũng thế, đều cần phải thay đổi suy nghĩ để hướng đến người xem bằng nhưng cách khác nhau dưới sự giúp sức của công nghệ.

Khi mà dịch bệnh đang tạo ra rào cản cho khách tham quan đến với bảo tàng, khu di tích, những người làm công tác quản lý di sản giỏi chính là những người biết “bắc cầu” để di sản đến được với công chúng. Một ngày di sản văn hóa diễn ra không như mong muốn, được hy vọng sẽ là dấu lặng để từ đó thêm thôi thúc quyết tâm của người làm công tác trong ngành di sản.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]