(Baothanhhoa.vn) - Tục dựng câu nêu ngày tết của người Mường chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc gắn với phong tục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian của đồng bào.

Tục dựng cây nêu ngày tết ẩn chứa giá trị văn hóa và khát vọng của người Mường

Tục dựng câu nêu ngày tết của người Mường chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc gắn với phong tục, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian của đồng bào.

Tục dựng cây nêu ngày tết ẩn chứa giá trị văn hóa và khát vọng của người Mường

Trong nền văn hóa chung của đất nước, mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng. Người Mường mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền với nền văn hóa vô cùng mộc mạc và giản dị nhưng không kém phần đặc sắc và ấn tượng, góp phần làm nên truyền thống văn hóa đa dạng cho quê hương, đất nước.

Trong nền văn hóa chung, mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng được hun đúc từ lao động, cuộc sống, tình yêu cộng đồng các dân tộc.

Người Mường mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền với nền văn hóa vô cùng mộc mạc và giản dị, nhưng không kém phần đặc sắc và ấn tượng, góp phần làm nên truyền thống văn hóa đa dạng cho quê hương, đất nước. Nhiều giá trị văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Mường đã và đang được các thế hệ người Mường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lưu giữ, bảo tồn, trong đó có tục dựng cây nêu trong ngày tết cổ truyền.

Tục dựng cây nêu ngày tết ẩn chứa giá trị văn hóa và khát vọng của người Mường

Cây nêu trở thành hình ảnh quen thuộc, nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt nói chung, người Mường nói riêng vào mỗi dịp đầu năm mới.

Khi hoa đào, hoa mận bung nở tô điểm cho mỗi nếp nhà của người Mường thêm rực rỡ, báo hiệu một mùa xuân mới đang về. Cũng thời điểm này, người dân đã tranh thủ cấy cho kịp vụ mới, mầm xanh trải dài trên khắp cánh đồng cũng là lúc người Mường háo hức chuẩn bị cho lễ lên nêu (trồng cây nêu) để đón tết.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có câu chuyện hấp dẫn về “Sự tích cây nêu ngày tết”. Chuyện kể rằng: Dịp tết nguyên đán là những ngày ma, quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để ma, quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ. Trên cây nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở ma, quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho ma, quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày tết để cấm cửa ma, quỷ.

Tục dựng cây nêu ngày tết ẩn chứa giá trị văn hóa và khát vọng của người Mường

Cây nêu có ý nghĩa là sự trấn trị ma quỷ bảo vệ nhà cửa, con người. Đó cũng là cầu mong nhà cửa, gia đình sang năm mới được yên lành, mùa mang tươi tốt, vật nuôi khỏe mạnh.

Còn theo các cụ cao niên ở thôn Ngọc Long, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành kể lại, trong ngày tết của người Mường không thể thiếu tục dựng cây nêu bởi việc trồng cây nêu có ý nghĩa là sự trấn trị ma quỷ bảo vệ nhà cửa, con người. Đó cũng là cầu mong nhà cửa, gia đình sang năm mới được yên lành, mùa mang tươi tốt, vật nuôi khỏe mạnh. Đây chính là biểu tượng văn hóa dân gian giàu tính nhân văn của người Mường.

Chính bởi vậy, từ ngày 27 tháng Chạp, cùng với việc chuẩn bị gói bánh chưng, làm thịt lợn, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới, thì mỗi gia đình người Mường đều dựng một cây nêu ở vị trí trang trọng phía trước sân nhà hoặc ngay đầu cổng.

Tục dựng cây nêu ngày tết ẩn chứa giá trị văn hóa và khát vọng của người Mường

Tục dựng cây nêu ngày tết ẩn chứa giá trị văn hóa và khát vọng của người Mường

Ngày nay trên cây nêu của người Mường được treo một lá cờ Tổ quốc với niềm vui mừng Đảng, mừng xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới.

Việc chọn cây nêu do đàn ông lớn tuổi hoặc thanh niên khỏe mạnh vào rừng, vào đồi để tìm. Cây nêu thường được làm bằng tre, vầu cao từ 6 đến 10 m và còn nguyên ngọn. Sau đó, người ta sẽ tỉa sạch các nhánh, lá ở phía dưới, chỉ để lại tán tròn ở phần ngọn.

Trước kia, dọc theo thân cây nêu, người Mường hay treo những vật dụng lao động được đan bằng tre, nứa để cầu mong một mùa mang tươi tốt, phía trên ngọn cây nêu treo giấy màu sặc sỡ. Ngày nay trên cây nêu của người Mường được treo một lá cờ Tổ quốc với niềm vui mừng Đảng, mừng xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới.

Cây nêu không chỉ có mặt trong mỗi gia đình người Mường, mà còn có trước sân nhà văn hóa, trong các lễ hội mừng năm mới của người Mường.

Tục dựng cây nêu ngày tết ẩn chứa giá trị văn hóa và khát vọng của người Mường

Trong mỗi nếp nhà của người Mường, không khí đón tết, mừng xuân mới rộn ràng, vài ba gia đình trong xóm cùng chung nhau mổ lợn.

Trong mỗi nếp nhà của người Mường, không khí đón tết, mừng xuân mới rộn ràng, vài ba gia đình trong xóm cùng chung nhau mổ lợn. Tiếng lợn kêu eng éc, nồi bánh chứng đỏ lửa. Mùi hương của nếp nương đồ xong lan tỏa khắp gian bếp. Ngoài sân, cây nêu vững chãi cùng lá cờ Tổ quốc nổi bật tung bay trong gió xuân.

Đó là hình ảnh vô cùng đẹp đẽ ẩn chứa rất nhiều giá trị văn hóa và khát vọng của người dân tộc Mường.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]