(Baothanhhoa.vn) - Đi vào rừng hái rau phục vụ bữa ăn hàng ngày vốn là tập quán của người dân miền núi. Dường như ở các bản làng nơi thượng nguồn sông Lò, huyện Quan Sơn bà con đang dần bỏ tập quán ấy, tận dụng những mảnh vườn sau nhà để trồng rau sạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thay đổi tập quán canh tác, thói quen lạc hậu - nhìn từ huyện Quan Sơn

Đi vào rừng hái rau phục vụ bữa ăn hàng ngày vốn là tập quán của người dân miền núi. Dường như ở các bản làng nơi thượng nguồn sông Lò, huyện Quan Sơn bà con đang dần bỏ tập quán ấy, tận dụng những mảnh vườn sau nhà để trồng rau sạch.

Vườn rau sạch của phụ nữ bản Làng Mới, xã Sơn Hà.

Bản Làng Mới (xã Sơn Hà), nằm nép mình dưới những cánh rừng vầu xanh thẳm. Con đường dẫn vào bản đã được đổ bê tông, mở ra “cánh cửa” làm thay đổi cả một vùng quê miền núi khó khăn. Điều khiến chúng tôi ngỡ ngàng khi trở lại bản Làng Mới là những mảnh vườn rau xanh tốt nằm kề bên những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Thái nơi đây. Từ già làng, trưởng bản đến các cháu nhỏ đều khoe vườn rau sạch đó là của chị em phụ nữ trong bản. Trò chuyện với chị Lộc Thị Tâm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ bản Làng Mới, chúng tôi được biết, nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn về “Tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá”, hội LHPN huyện đã phát động phong trào “mỗi hội viên một vườn rau sạch”. Việc làm tuy nhỏ nhưng hiệu quả lại rất thiết thực. Nào là giúp chị em hội viên trong bản có nguồn rau sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày trong gia đình, nào là thay đổi tập quán, thói quen vào rừng hái rau và có thêm thu nhập. Vì vậy, đã thu hút được đông đảo chị em ở các cấp hội trong huyện tham gia, không riêng gì ở bản Làng Mới. Dẫn chúng tôi đến nhà văn hóa bản, chị Tâm phấn khởi cho biết: “Vườn rau xanh tốt rộng hơn 100m2 nằm kề bên nhà văn hóa trước đây chỉ là mảnh đất khô cằn, sỏi đá. Thực hiện phong trào “mỗi hội viên một vườn rau sạch” do Hội LHPN huyện phát động, chi hội phụ nữ bản đã vận động chị em chung tay dọn dẹp đất, đá xây dựng vườn rau này đấy!. Trung bình mỗi ngày bán rau chị em có thu nhập khoảng 150.000 đồng. Nguồn thu nhập này lại được chi hội phụ nữ bản cho chị em vay để có vốn làm ăn, phát triển sản xuất. Ngoài ra, mỗi hộ gia đình hội viên còn có vườn rau sạch riêng, vào vụ thu hoạch chị em có nguồn thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày, phấn khởi lắm!”.

Xác định việc thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu của bà con không phải dễ và thành công trong “một sớm một chiều”, huyện Quan Sơn đã có quan điểm “mưa dầm thấm sâu”. Trên cơ sở đó, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm tạo sức lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội gương mẫu đi đầu trong sản xuất, thực hiện nếp sống văn hóa mới để nhân dân học tập, noi theo. Với tinh thần của nghị quyết, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện đã chủ động vượt khó, dám nghĩ, dám làm, đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, Hiện nay, toàn huyện có 169 đảng viên làm chủ hộ kinh doanh cá thể, 14 đảng viên làm chủ các trang trại nhỏ, 9 đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân. Những cán bộ, đảng viên ấy đang thực sự “tiếp lửa” cho công cuộc giảm nghèo, xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu trong cộng đồng các thôn, bản nơi thượng nguồn sông Lò.

Để việc xóa bỏ tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu không mang tính hình thức, huyện Quan Sơn tiếp tục coi trọng, tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, dần thay đổi nhận thức của bà con và nhân lên những truyền thống tốt đẹp, phát huy nội lực, không trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, tự vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển những cây trồng vốn là lợi thế của địa phương như: Nứa, vầu, cây dược liệu... Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]