Máy bay EB - 66 mệnh danh là “Trung tâm điện tử di động” bị không quân Việt Nam bắn rơi lần đầu khi nào?
Cách đây tròn 57 năm, ngày 19/11/1967, lần đầu tiên không quân Việt Nam bắn rơi một máy bay EB - 66 của Mỹ. Biên đội Mig 21 của phi công Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đǎng Kính đã lập chiến công này.
Máy bay tác chiến điện tử EB - 66. Nguồn: TL.
Cụ thể, trong thời kỳ đánh phá dữ dội miền Bắc (1965 - 1973), để đối phó với lực lượng phòng không của ta, Lầu năm góc Mỹ đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh điện tử quy mô cực lớn với rất nhiều phương tiện tác chiến điện tử tối tân, trong đó có việc tăng cường dùng loại máy bay tác chiến điện tử EB - 66 gây nhiễu ngoài đội hình để che chắn các máy bay đánh phá miền Bắc.
EB - 66 được mệnh danh là “Trung tâm điện tử di động” mang theo nhiều thiết bị điện tử rất hiện đại của nền khoa học công nghệ Mỹ lúc bấy giờ.
EB-66 được cải biên từ loại phi cơ ném bom hạng nhẹ B-66 với kíp bay tới 7 người (có 4 nhân viên điện tử), trọng lượng cất cánh lên tới hơn 41 t (so với F-105 là gần 24 t), tốc độ lớn nhất 1.050 km/h, trần bay 13,7 km và tầm bay thực tế 2.900 km nên có thể hoạt động xa ngoài khu vực hỏa lực phòng không và pháo cao xạ thông thường khó với tới.
Một chiếc EB - 66 được trang bị 12 máy gây nhiễu các loại, có thể gây nhiễu bao trùm lên dải tần tử 40 - 3500 MHz, chế áp đồng thời nhiều đài ra-đa.
Mỗi đợt oanh tạc, không quân Mỹ thường sử dụng tốp 2 chiếc, tạo ra màn nhiễu dày đặc làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiến đấu của ta. Do đó cần phải tiêu diệt loại máy bay TCĐT nguy hiểm này thì mới phá được tận gốc lớp “vỏ giáp điện tử” lợi hại của không quân Mỹ.
Máy bay tác chiến điện tử EB - 66. Nguồn: TL.
Đại tá Tạ Quốc Hưng - một trong những sĩ quan dẫn đường hàng đầu Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí đã chia sẻ: “Tin báo về là từ 6 - 7h có một đợt hoạt động của hải quân địch, từ 7 - 8h có một đợt hoạt động lớn của không quân địch. Tức là máy bay Mỹ cất cánh từ Thái Lan sang đánh ta.
Hôm đó điều kiện thời tiết tốt, tiêm kích có thể cất cánh được mà không bị ảnh hưởng. Trực Sở Chỉ huy lúc bấy giờ là Trung đoàn phó(Trung đoàn 921 - Đoàn Không quân Sao Đỏ-TS)Trần Hanh. Tôi báo cáo với ông Hanh khả năng 'thằng này' là trinh sát điện tử phục vụ cho không quân Mỹ vào đánh.
Lát sau, Đại đội ra-đa 43 (đặt tại làng Tân Trại, cạnh sân bay Nội Bài) nhận định đây đúng là tốp EB - 66 hoạt động ở khu vực Hồi Xuân - Lang Chánh (Thanh Hóa). EB - 66 hay được tiêm kích yểm hộ, trước đây, ta không đánh được EB - 66 là do không bóc tách được vỏ tiêm kích này”.
Trực đánh EB - 66 hôm đó là phi công MiG 21 Vũ Ngọc Đỉnh bay số 1 và Nguyễn Đăng Kính số 2.
Sau khi phân tích mọi yếu tố liên quan, Đại tá Hưng nói với 2 phi công thời gian cất cánh, hướng đi, nâng dần độ cao khoảng cách bay trên địa tiêu khoảng 300 - 500m (địa tiêu là các đỉnh núi).
Địch triển khai 2 chiếc EB - 66, bay hoàn toàn ngược chiều nhau, một bên cao, một bên thấp.
Đại tá Hưng thông báo với phi công mục tiêu địch ở bên trái và phi công Nguyễn Đăng Kính đã phát hiện ra nhưng ngay sau đó lại báo mục tiêu sang bên phải. Lúc bấy giờ, phi công Đỉnh báo cáo đã nhìn thấy máy bay địch và bám theo mục tiêu, nhưng địch đã phát hiện ra và bỏ chạy.
Đúng lúc đó, tiêm kích F4 của địch yểm hộ nổi lên từ các hướng Ba Vì, Tam Đảo, Thanh Sơn - Phú Thọ. Thấy tình hình nguy cấp, Đại tá Hưng báo cáo Trung đoàn phó Trần Hanh là không thể đánh được nữa. Phi công Vũ Ngọc Đỉnh vẫn tiếp tục xin đánh nhưng Đại tá Hưng yêu cầu thoát ly ngay để tập trung dẫn phi công Kính.
Khi đó, phi công Kính báo vẫn đang bám chốt, xin phép được công kích. Bấy giờ, máy bay tiêm kích của ta chỉ có 2 quả tên lửa. Bắn phát đầu tiên, tên lửa nổ đằng sau máy bay địch. Phi công Kính không thể bắn bằng ra-đa vì sẽ bị máy bay địch phát hiện, nên dùng máy bắn quang hợp.
Sau khi phi công Kính bắn tiếp quả thứ 2, EB - 66 vẫn chưa phát hiện ra và tiếp tục bay ở phía trước. Khi hạ cánh, phi công nói rằng có cảm giác trượt mất, vì tên lửa đến gần máy bay vẫn chưa nổ. Nhưng sau đó thì tên lửa quặp hẳn vào máy bay.
Chiếc EB - 66 bị rơi ở biên giới Việt - Lào.
“Trước trận đánh lịch sử này, quân ta xuất kích đánh địch nhưng đều không hạ được, có phi công buộc phải nhảy dù, có người đã hy sinh, cho nên ai cũng khao khát hạ được EB - 66 để trả thù cho đồng đội” - Đại tá Hưng nhớ lại.
Phi công Vũ Ngọc Đỉnh quê ở xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Anh hùng Lực lượng vũ trang Vũ Ngọc Đỉnh và vợ NSND Thu Hiền là. Nguồn: CAND. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền bắc, ông tham gia chiến đấu 8 trận, bắn 12 quả đạn, hạ được 6 máy bay Mỹ (5 chiếc phản lực và 1 máy bay lên thẳng). Ngoài ra ông chỉ huy biên đội bắn rơi 5 chiếc khác. Tháng 8/1970, phi công Vũ Ngọc Đỉnh được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – lúc này ông là đảng viên, giữ quân hàm Đại úy lái máy bay chiến đấu, thuộc Đoàn Không quân Sao Đỏ. |
N.H (Tổng hợp)
{name} - {time}
-
2025-01-21 17:45:00
Vì bình yên cuộc sống
-
2025-01-21 09:26:00
Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới
-
2024-11-19 15:38:00
27 quốc gia sẽ tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024; người dân được tham quan khi nào?
Thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quân sự - quốc phòng địa phương
Ngăn ngừa “cái chết trắng” xâm nhập vào nội địa
Thiệu Hoá khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025
Yên Định khám tuyển nghĩa quân sự năm 2025
Tôi luyện qua thực hành diễn tập
“Cánh tay nối dài” của biên phòng
Đắk Lắk: Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 bị tai nạn tại Vườn quốc gia Yok Đôn
Đại tướng Phan Văn Giang khen ngợi phi công xử lý kịp thời tình huống trên không
Lang Chánh khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025