Lòng trắc ẩn đặt không đúng chỗ sẽ trở thành tiếp tay, dung túng
Một cậu bé khuyết tật vận động áp sát cửa xe khi tôi dừng chờ đèn đỏ, đưa chiếc bát sắt lên ngang kính xe để xin tiền.
Khi ấy đèn đỏ đã vào những giây cuối, trong khi tôi lại đang vội. Tôi định lách xe sang phải để đi nhưng không thể, trong khi thằng bé thì vẫn gan lỳ. Tôi nhận ra nó là người quen đã gặp mặt rất nhiều lần ở quán cà phê sáng. Tôi hạ cửa kính nói rằng chú đang vội, để lần sau, nhưng nó vẫn nhất quyết đưa chiếc bát vào bên trong cửa xe. Nó mặc định rằng, gặp tôi nó sẽ được cho tiền bởi những lần trước đều như thế.
Những chiếc xe phía sau bóp còi inh ỏi, tôi đẩy tay nó ra để di chuyển. Qua gương chiếu hậu, tôi thấy ánh mắt của nó đầy oán trách, tay vung mạnh về phía tôi.
Thằng bé này gần như tuần nào tôi cũng gặp, ít nhất là một lần. Tôi thường cho nó những đồng tiền lẻ, có những lúc thì mua gói bông tai, gói kẹo cao su để ủng hộ. Làm thế bởi tôi cho rằng nó đáng thương hơn những người ăn xin và bán hàng rong lành lặn, có thể đi lại bình thường.
Một số lần tôi đi cùng nhóm bạn, thằng bé ấy cũng vào xin, nhưng chẳng ai cho, cũng không mua gì cả. Nó nài nỉ và lết những bước chân nặng nhọc rời đi. Những lần như thế tôi thường gọi lại để xoa dịu bằng vài tờ tiền lẻ. Nhóm bạn nói với tôi rằng đó là thứ tình thương không đúng cách. Nhiều người ăn xin trông đáng thương thế thôi nhưng thu nhập rất khá và không phải ai khuyết tật cũng đi ăn xin cả.
Tôi không đồng tình với suy nghĩ của nhóm bạn bởi tôi luôn cho rằng ai cũng có lòng sĩ diện cả, chỉ cùng đường mới phải đi ăn xin. Tôi tin rằng mình làm đúng cho đến tận khi tôi nhìn thấy ánh mắt oán trách của thằng bé ăn xin ném về phía tôi. Hóa ra lòng trắc ẩn của mình dành cho thằng bé ấy chỉ có thế thôi sao? Những câu con cảm ơn chú mỗi khi tôi cho nó tiền đâu cả rồi. Việc mỗi khi gặp tôi nó sẽ nhận được cái gì đó chả lẽ đã trở thành mặc định, và khi không được đáp ứng thì những gì cảm xúc nhất của nó sẽ bộc lộ ra.
Tôi mất cảm tình với nó, với những người ăn xin ở TP Thanh Hóa từ đó. Tôi kể câu chuyện của mình và phản ánh tình trạng ăn xin đang làm mất điểm đô thị cho một lãnh đạo chính quyền và được anh cho biết sẽ quyết tâm để dẹp nạn ăn xin, lấy lại hình ảnh đẹp cho thành phố. Tôi chờ đợi sự mạnh tay của chính quyền thành phố không hẳn vì tôi không còn cảm tình với thằng bé ăn xin kia, mà bởi tôi nhận ra rằng lòng trắc ẩn của con người nhiều khi đặt không đúng chỗ vô tình dung túng cho những người ăn xin bất chấp làm xấu đi hình ảnh của một đô thị văn minh.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-13 22:09:00
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
-
2024-12-13 16:49:00
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn trao 196 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
-
2024-06-22 09:31:00
Thạch Thành quan tâm xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách
Vốn tín dụng chính sách - động lực cho tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội ở huyện Thiệu Hóa
Quan tâm giải quyết các chế độ chính sách cho hội viên cựu TNXP
Diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc”
Liên hoan tiếng hát, các hình thức nghệ thuật “Gia đình gắn kết yêu thương”
Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em trao hỗ trợ cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn
Hiệu quả các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
Hội Cựu TNXP tỉnh tặng quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn
Chương trình “Gia đình gắn kết yêu thương” cụm Bắc Trung bộ
Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7