Thủ tướng lâm thời của Liban cho biết Trung Đông đang đứng trước lựa chọn khó khăn giữa một giải pháp ngoại giao cho nhiều cuộc khủng hoảng chồng chéo trong khu vực, hoặc một sự leo thang lớn.

Liban ủng hộ giải pháp ngoại giao để tránh xung đột Hamas-Israel lan rộng

Thủ tướng lâm thời của Liban cho biết Trung Đông đang đứng trước lựa chọn khó khăn giữa một giải pháp ngoại giao cho nhiều cuộc khủng hoảng chồng chéo trong khu vực, hoặc một sự leo thang lớn.

Liban ủng hộ giải pháp ngoại giao để tránh xung đột Hamas-Israel lan rộng Khói bốc lên sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 15/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Thủ tướng lâm thời của Liban, ông Najib Mikati, ngày 16/1 khẳng định Liban ủng hộ một giải pháp ngoại giao để tránh cuộc xung đột Hamas-Israel lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông, đồng thời lưu ý rằng Trung Đông đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa giải pháp ngoại giao và sự leo thang xung đột.

Trả lời phỏng vấn báo Arab News của Saudi Arabia bên lề Hội nghị Thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) (WEF Davos 2024), ông Mikati nêu rõ các cuộc tấn công gần đây của Israel nhằm vào lãnh thổ Liban cũng như các hành động thù địch đang diễn ra tại Dải Gaza có thể khiến Trung Đông đối mặt với hai hệ quả. Đó là “cùng thua” hoặc "cùng thắng."

Ông Mikati nói thêm Trung Đông đang đứng trước lựa chọn khó khăn giữa một giải pháp ngoại giao cho nhiều cuộc khủng hoảng chồng chéo trong khu vực hoặc một sự leo thang lớn.

Người đứng đầu Chính phủ lâm thời Liban cho biết Liban ủng hộ một giải pháp ngoại giao để tránh kéo Trung Đông vào một cuộc xung đột tốn kém.

Kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu, Liban đã kêu gọi ngừng bắn vì điều này sẽ là nền tảng cho bất kỳ giải pháp tiềm năng nào.

Ông nói: "Ngay sau khi đạt được một lệnh ngừng bắn ở Gaza, chúng tôi sẽ tìm kiếm một giải pháp nhằm đạt được sự ổn định bền vững và lâu dài ở miền Nam Liban, phù hợp với Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc."

Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã chấm dứt cuộc chiến năm 2006 giữa Israel và lực lượng Hezbollah của Liban.

Tuy nhiên, kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu nổ ra vào ngày 7/10/2023, giao tranh giữa quân đội Israel và Hezbollah đã không ngừng leo thang dọc biên giới chung giữa hai nước.

Hồi tháng 11/2023, ông Mikati đề xuất một kế hoạch ba bước nhằm đạt được hòa bình ở Dải Gaza, bắt đầu bằng một lệnh tạm ngừng giao tranh trong năm ngày.

Trong thời gian tạm ngừng giao tranh, Phong trào Hamas sẽ thả một số con tin mà họ bắt giữ, trong khi phía Israel sẽ cho phép đưa thêm viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Saudi Arabia kêu gọi lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza

Cùng ngày, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan, tuyên bố cuộc xung đột ở Dải Gaza đang đẩy toàn bộ khu vực vào tình thế cực kỳ nguy hiểm và các cuộc tấn công ở Biển Đỏ có liên quan đến giao tranh ở Gaza.

Hoàng tử Faisal bày tỏ quan ngại của Saudi Arabia về căng thẳng ở Biển Đỏ và an ninh khu vực nói chung, đồng thời lưu ý rằng việc giảm leo thang ở Biển Đỏ là ưu tiên hàng đầu. Ông nhấn mạnh rằng bước đầu tiên dẫn đến hòa bình là lệnh ngừng bắn của tất cả các bên ở Gaza.

Cũng phát biểu tại phiên đối thoại của WEF Davos 2024, Ngoại trưởng Đức, bà Annalena Baerbock đánh giá rằng dân thường ở Israel và Gaza đang trải qua một thảm kịch.

Theo bà Baerbock, Đức đang nỗ lực ngăn chặn cuộc xung đột lan rộng. Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cũng hối thúc việc đẩy nhanh hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]