Lập lại trật tự trong vận tải hành khách
Trên địa bàn Thanh Hoá ngày càng có nhiều đơn vị đăng ký xe hợp đồng để trá hình hoạt động vận tải khách tuyến cố định. Cùng với đó, nhiều xe vận chuyển khách được gọi là “xe ghép” hoạt động tự phát, vận chuyển khách từ các huyện đến thành phố Thanh Hóa và ngược lại.
Ảnh minh họa.
Chỉ riêng tại huyện Nga Sơn, dù địa phương có tuyến xe buýt cố định nối với thành phố Thanh Hóa, nhưng mấy năm gần đây loại hình “xe ghép” phát triển rất mạnh, gần như xã nào cũng có tài xế chạy “xe ghép”. Lái xe lập nhóm trên mạng xã hội để hỗ trợ, điều tiết khách. Những xe này chạy không kể giờ giấc, không tính chuyến trong ngày, có khách là đi, và thường chạy rất nhanh để quay vòng nhanh. Hoạt động của “xe ghép” đã gây khó khăn cho xe taxi và xe buýt tuyến cố định.
Với hình thức xe vận tải tuyến liên tỉnh Thanh Hóa - Hà Nội, Thanh Hóa có hàng chục nhà xe, tập trung nhiều nhất ở thành phố Thanh Hóa. Tuy nhiên, theo thông tin của Bến xe phía Bắc thành phố, tuyến vận tải này chỉ còn 3 xe đăng ký thực hiện quy trình ra vào bến. Hoạt động của xe Limousine và “xe dù”, “bến cóc” đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh vận tải của bến, lượng xe ra vào bến hiện nay giảm tới 70% so với khi bến xe còn đặt ở vị trí cũ cách đây ít năm.
Tình trạng xe vận tải khách hoạt động trá hình không chỉ làm phá vỡ quy hoạch vận tải, gây thất thoát thuế của Nhà nước, mà còn tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh vận tải, thậm chí “bức tử” không ít xe chạy tuyến cố định. Tình trạng này không phải cơ quan quản lý vận tải không biết, chỉ là việc xử lý vi phạm vẫn còn những hạn chế.
Trước thực trạng này, Bộ Giao thông- Vận tải vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng “xe dù”, “bến cóc” và xe trá hình tuyến cố định, “xe ghép”, “xe tiện chuyến” trên địa bàn. Bộ Giao thông - Vận tải cũng yêu cầu các Sở Giao thông- Vận tải có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô trong việc thực hiện quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các Sở Giao thông - Vận tải đẩy mạnh việc khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô; hoàn thiện các phần mềm quản lý vận tải; kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Nghị định số 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, qua đó tăng cường phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải. Các Sở Giao thông - Vận tải báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giao thông - Vận tải trước ngày 1/12/2023.
Hơn 2 tuần còn lại là thời gian để các địa phương ra quân, thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật về vận tải cũng như tạo môi trường vận tải cạnh tranh lành mạnh hơn, thúc đấy sự phát triển.
Thái Minh
- 2024-11-02 16:22:00
Tiếp tục tăng cường chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
- 2024-11-02 16:00:00
Điểm nóng 2/11: Gom heo chết về mổ rồi mang bán các cơ sở làm giò, chả, xúc xích
- 2023-11-12 12:23:00
Bắt đối tượng người Lào mua bán, vận chuyển trái phép ma túy
Bắt đối tượng vượt biên sang Lào mua ma túy để sử dụng
Đẩy mạnh thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự
Công an huyện Vĩnh Lộc kịp thời ngăn chặn 2 vụ lừa đảo trên không gian mạng
Triệt xóa đường dây trộm chó liên huyện
Mối nguy hại khôn lường từ đồ chơi “dao cà rốt”
Yên Định: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Mạo danh cán bộ trung tâm đăng kiểm để lừa đảo thu phí, bán bảo hiểm
Trung đoàn 762 tọa đàm “Nét đẹp người quân nhân thời đại mới trong chấp hành pháp luật, kỷ luật”
Khởi tố, bắt tạm giam chủ cửa hàng bán linh kiện điện thoại về tội “buôn lậu”