(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh (HKD) thành doanh nghiệp (DN) là chủ trương có lợi cho HKD chuyển đổi mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Tuy đã triển khai nhiều giải pháp cũng như các chính sách hỗ trợ, song việc chuyển đổi HKD thành DN của các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vướng mắc chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh (HKD) thành doanh nghiệp (DN) là chủ trương có lợi cho HKD chuyển đổi mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Tuy đã triển khai nhiều giải pháp cũng như các chính sách hỗ trợ, song việc chuyển đổi HKD thành DN của các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Vướng mắc chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Cơ sở chế biến lâm sản của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, thôn Trung Đỗ, xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy).

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ HKD phát triển thành DN, như: Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập DN, miễn phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu, tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế, miễn, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn theo quy định của pháp luật... Bên cạnh đó, khi thành lập DN thì giá trị pháp lý của các giao dịch cũng sẽ cao hơn, từ đó giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số HKD chuyển đổi thành DN trong thời gian qua vẫn còn khá “khiêm tốn” do họ chưa hiểu về quyền, nghĩa vụ, lợi ích khi chuyển đổi. Mặc dù tạo điều kiện về nhiều mặt, song phần lớn HKD vẫn còn mang trong mình tâm lý “e ngại”.

Là người chuyển đổi từ HKD thành DN từ năm 2017, ông Đỗ Trọng Năm, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Năm Anh, xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy), cho biết: “Khi còn là HKD, việc sản xuất, kinh doanh thường mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát. Do vậy, việc chuyển đổi thành DN tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay ngân hàng để mở rộng sản xuất”. Tuy nhiên, ông Năm cũng cho rằng, ngoài những thuận lợi khi chuyển thành DN, những khó khăn DN gặp phải như: Phải mất nhiều chi phí hơn cho việc thuê nhân công, làm báo cáo, sổ sách... Trong khi, nếu chỉ là HKD sẽ không cần có những thủ tục và quy trình như vậy. Hay như cơ sở chế biến lâm sản của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, thôn Trung Đỗ, xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy) sản xuất gỗ bóc, hiện đang tạo việc làm cho 10 đến 12 lao động, quy mô sản xuất đang được mở rộng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, doanh thu và số lượng lao động ở cơ sở của anh đã đủ điều kiện để chuyển đổi thành DN; tuy nhiên, khi được hỏi về việc đăng ký thành lập DN, anh Tình lý giải: “Nếu thành DN, cơ sở phải có thêm nhân viên kế toán hạch toán, sổ sách hoặc thuê dịch vụ kế toán bên ngoài... Hơn nữa, trở thành DN, người kinh doanh như chúng tôi sẽ phải thực hiện nhiều quy định hơn như: Báo cáo thuế, bảo hiểm y tế cho người lao động, phòng cháy, chữa cháy,... đồng nghĩa sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí”. Băn khoăn của anh Tình cũng là suy nghĩ của nhiều HKD trên địa bàn tỉnh hiện nay. Theo chị Lê Thị Nga, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), hiện đang kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản, cho biết: “Tôi chưa từng nghĩ sẽ chuyển đổi quy mô kinh doanh thành DN, bởi thu nhập của cửa hàng chỉ ở mức ổn định, ít phải cạnh tranh nên nếu thành lập DN sẽ thêm nhiều chi phí”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đại diện lãnh đạo UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: “Phần lớn các chủ HKD thường chưa qua trường lớp đào tạo, trong khi chuyển đổi thành DN đồng nghĩa với việc phải lo sổ sách kế toán, chứng từ,... khiến họ lo ngại. Đội ngũ lao động không ổn định và thường xuyên thay đổi cũng khiến một số HKD muốn mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thành DN gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, các DN mới đa phần có sức cạnh tranh yếu, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về thị trường, nên việc xác định cung - cầu, tìm đối tác, dự đoán biến động của thị trường còn hạn chế”.

Tiềm năng để phát triển DN trên địa bàn tỉnh còn rất lớn, với hơn 90.000 HKD, trong đó, có rất nhiều HKD có đủ điều kiện chuyển đổi thành DN. Để hoàn thành được mục tiêu phát triển DN năm 2019, các sở, ban, ngành có liên quan cần tiếp tục triển khai có hiệu quả một số chính sách của Nhà nước và tỉnh về hỗ trợ để phát triển DN. Bên cạnh đó, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho DN, tập trung giải quyết vướng mắc, khó khăn cho DN, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm 100% hồ sơ đăng ký DN được giải quyết đúng thời hạn quy định. Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng với DN, tập trung ưu tiên hỗ trợ vay vốn đối với các DN nhỏ và vừa, DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh theo hướng giảm lãi suất. Đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh, tập trung tuyên truyền đối với các chủ HKD về lợi ích và cơ hội khi chuyển thành DN thông qua các hình thức, như: Tổ chức các hội nghị tiếp xúc, vận động HKD đủ điều kiện chuyển đổi thành DN... Đồng thời, cần có giải pháp với HKD đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số lao động nhưng không chịu thành lập DN để trốn tránh nghĩa vụ.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]