(Baothanhhoa.vn) - Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm đã thực hiện nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào quản lý, bảo vệ rừng được coi là bước đi đột phá, đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm đã thực hiện nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào quản lý, bảo vệ rừng được coi là bước đi đột phá, đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp

Ngành kiểm lâm tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.

Đến Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân), trao đổi với ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng Xuân Liên, thuộc Khu BTTN Xuân Liên, chúng tôi được biết: Khu BTTN Xuân Liên có diện tích 23.815,5 ha, trong đó gần 4.000 ha rừng nguyên sinh với nhiều loài thực vật quý hiếm, cổ thụ hàng nghìn năm tuổi. Đây là khu rừng đặc dụng lớn nhất tỉnh và là một trong các trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) lớn của Việt Nam. Với tính ĐDSH cao như vậy nên những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, khu bảo tồn đã thực hiện thành công nhiều dự án, đề tài nhằm nâng cao tính ĐDSH... Tính riêng trong năm 2021, khu bảo tồn có 6 đề tài, dự án KHCN đang triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả như: Đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu na rừng tại Thanh Hóa và các tỉnh Bắc Trung bộ”. Trải qua quá trình thực hiện, đến nay đơn vị đã thiết kế được 1 vườn giống gốc có diện tích 1 ha, với 1.000 cây giống được thu thập tại các tỉnh Bắc Trung bộ. Đồng thời, đã xây dựng vườn ươm có diện tích 300m2, đáp ứng được yêu cầu về nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, giâm hom phù hợp với điều kiện tự nhiên của cây na rừng về độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ. Qua đó phục vụ chăm sóc, luyện cây giống, sản xuất 5.000 cây giống na rừng bằng phương pháp gieo hạt, 12.500 cây giống na rừng bằng phương pháp giâm hom. Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây quế Ngọc theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. Trải qua quá trình thực hiện, đến nay đơn vị đã xây dựng được mô hình vườn ươm với diện tích 5.000m2, sản xuất 20.000 cây quế giống; mô hình trồng rừng quế thâm canh với 10 ha quế xen cây sả; 20 ha quế xen cây keo; 12 ha quế dưới tán rừng... Qua các dự án, đề tài khoa học đã góp phần bảo tồn ĐDSH, gìn giữ nguồn gen, bảo vệ có hiệu quả các loài động, thực vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm tại khu bảo tồn.

Việc ứng dụng KHCN không chỉ được các khu bảo tồn chú trọng mà những năm qua, ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng mạnh mẽ KHCN trong các chương trình nghiên cứu và sản xuất. Trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chính như: ứng dụng công nghệ hiện đại vào chọn, nhân giống cây lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ viễn thám vào trong điều tra theo dõi quản lý rừng; ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới trong lĩnh vực chế biến và bảo quản lâm sản. Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Quang Tuấn, Trưởng Phòng BTTN, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Xác định giống là nhân tố đầu tiên quyết định năng suất và chất lượng cây trồng, tỉnh ta đã quan tâm triển khai các nhiệm vụ KHCN liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất giống cây lâm nghiệp; đặc biệt là từng bước nâng cao năng lực sản xuất giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào các loại cây trồng rừng chính có năng suất, chất lượng cao nhằm phục vụ trồng rừng kinh tế, rừng gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có 2 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào là Công ty CP Giống lâm nghiệp Thanh Hóa và Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng - Viện nông nghiệp, với công suất 2 triệu cây giống/năm. Bên cạnh đó, việc ứng dụng KHCN còn được triển khai trong công tác phòng cháy rừng. Hiện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai phần mềm “Phân vùng trọng điểm cháy rừng” và hệ thống camera giám sát lửa rừng. Đến nay, đã lắp đặt 7 trạm khí tượng quan trắc tự động trên địa bàn các huyện có nguy cơ cháy rừng cao, kết hợp ảnh vệ tinh, bản đồ hiện trạng rừng, các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh; lắp đặt 11 camera giám sát lửa rừng có vòng quét 360 độ, tầm quan sát tới 10km tại các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa. Nét nổi bật là các camera có độ phân giải cao, khả năng thu nhận hình ảnh 24/24h. Hình ảnh được truyền qua mạng internet đến máy tính, thiết bị di động của cán bộ bộ phận trực chỉ huy chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở... Ngoài phát hiện nhanh các đám cháy rừng, hệ thống camera gác rừng còn mang lại tiện ích, đó là thay thế hoàn toàn những người gác rừng ngoài thực địa. Ngoài ra, thông qua việc làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng bằng phương pháp đốt trước vật liệu cháy có điều khiển, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã đốt trước được 1.954/662,9 ha (đạt 313% kế hoạch); xây dựng mới được 101,1/93,3km đường băng cản lửa (đạt 108,4% kế hoạch)...

Có thể nói, việc ứng dụng KHCN, đã góp phần giúp cho ngành lâm nghiệp quản lý, nắm bắt được thông tin, số liệu tin cậy, kịp thời, chính xác để đưa ra các giải pháp, hoạch định chính sách về phát triển lâm nghiệp trong tương lai; triển khai các giải pháp ứng cứu kịp thời trong chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra; lựa chọn các cây giống có chất lượng tốt trong trồng rừng; lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng nghèo làm tăng sinh khối, chất lượng rừng tự nhiên (tăng 1,3 lần so với không áp dụng kỹ thuật lâm sinh), rút ngắn chu kỳ kinh doanh gỗ rừng tự nhiên xuống còn 25 - 30 năm...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]