(Baothanhhoa.vn) - Năm 2016, trên địa bàn xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa xuất hiện một loại cây trồng mới có hình dáng giống cây lau, sậy, được trồng ở cánh đồng trũng thấp, thường xuyên ngập lụt. Đó là cây củ niễng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển vọng từ mô hình trồng cây củ niễng

Năm 2016, trên địa bàn xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa xuất hiện một loại cây trồng mới có hình dáng giống cây lau, sậy, được trồng ở cánh đồng trũng thấp, thường xuyên ngập lụt. Đó là cây củ niễng.

Triển vọng từ mô hình trồng cây củ niễng

Củ niễng sau khi được bóc vỏ lá có thể đưa đi chế biến thành các món ăn ngon, dinh dưỡng.

Niễng được biết đến là cây trồng đặc sản của tỉnh Nam Định. Bởi, củ của loại cây này là loại thực phẩm có hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ chế biến. Hơn nữa, quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây này lại khá đơn giản, chi phí ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân. Trong một lần đến Nam Định, chị Nguyễn Thị Lý, xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa đã tình cờ thưởng thức cái vị béo bùi và được nghe người dân nơi đây giới thiệu về loại củ đặc sản này. Chính những ưu điểm của loại cây trồng này đã thôi thúc chị Lý đi đến quyết định mạnh dạn đưa cây niễng về trồng trên vùng đất quê hương.

Để thực hiện quyết định táo bạo này, chị Lý đã tìm đến huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, nơi được xem là “thủ phủ” của cây củ niễng để tìm hiểu về quy trình trồng, chăm sóc, cũng như thị trường tiêu thụ. Sau khi đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, năm 2016 chị Lý đã cho nhập giống cây củ niễng về trồng trên 2 sào đất sản xuất ở vùng trũng thấp. Vốn là loại cây có đặc tính ưa nước, dễ sống ở vùng đất bùn lầy, nên khi được trồng trên vùng đất trũng thấp của xã, cây củ niễng sinh trường và phát triển tốt. Vụ đầu tiên chị thu lãi 15 triệu đồng, bình quân lãi 7,5 triệu đồng/sào/vụ. Nhận thấy hiệu quả kinh tế vượt trội, nên những năm tiếp sau đó, chị Lý liên tục mở rộng diện tích trồng cây củ niễng bằng việc thuê, mượn lại diện tích trồng lúa ở vùng trũng thấp của các hộ trong xã để trồng. Đến nay, diện tích trồng cây củ niễng của gia đình chị Lý đã được mở rộng 1,5 ha, thu lãi từ 200 đến 250 triệu đồng/năm.

Chia sẻ về quy trình trồng và chăm sóc cây củ niễng, chị Lý cho biết: Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch cây củ niễng khoảng 8 tháng, bắt đầu trồng từ tháng 3 và 2 tháng đầu là giai đoạn mất nhiều công chăm sóc và chi phí vật tư nhất, bởi người trồng niễng phải liên tục làm cỏ bằng phương pháp thủ công, tuyệt đối không được dùng bất kỳ loại thuốc diệt cỏ nào, nếu không cây bị chết. Đến tháng 11 cây bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch chỉ trong vòng 1 tháng. Lưu ý không để quá thời gian thu hoạch, vì củ sẽ bị già đi nhanh, vỏ xanh, xốp, ăn vào sẽ mất vị ngọt, ngon. Sau khi thu hoạch, củ niễng sẽ được chuyển về nhà để cắt lọc, phân theo các loại to, nhỏ khác nhau rồi được bó thành bó để đưa đi tiêu thụ. Để giảm chi phí sản xuất, trong quá trình thu hoạch niễng, người dân có thể chọn những củ to, nhiều nhánh, lá xanh tươi để lại làm giống cho vụ sau.

Do cây niễng hầu như không có sâu bệnh, cả quá trình trồng, chăm sóc người dân không phải sử dụng đến bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào nên củ niễng được xem là một loại thực phẩm bảo đảm an toàn, được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng. Hiện nay thị trường tiêu thụ củ niễng khá tốt. Do đó, xuất phát từ hiệu quả thực tế và nhu cầu của thị trường, nên UBND xã Thiệu Vân đã vận động các hộ dân có diện tích sản xuất ở vùng trũng thấp chuyển sang trồng cây niễng. Xã cũng đã giao cho HTX, hội phụ nữ đấu mối với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Nguyễn thuy - 13:30 25/11/20

 Trả lời

Tôi muôn mua giống

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]