(Baothanhhoa.vn) - HTX nông nghiệp Quảng Phú (Thọ Xuân) được thành lập năm 2003. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX năm 2012, ngoài việc đổi mới phương án, chú trọng các khâu liên kết sản xuất các loại rau, quả xuất khẩu, HTX đã hướng dẫn nông dân xây dựng những mô hình thâm canh mía liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục mở rộng diện tích mía thâm canh

HTX nông nghiệp Quảng Phú (Thọ Xuân) được thành lập năm 2003. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX năm 2012, ngoài việc đổi mới phương án, chú trọng các khâu liên kết sản xuất các loại rau, quả xuất khẩu, HTX đã hướng dẫn nông dân xây dựng những mô hình thâm canh mía liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất truyền thống.

Tiếp tục mở rộng diện tích mía thâm canhNông dân thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy) chăm sóc mía nguyên liệu.

Ông Vũ Văn Vĩnh, giám đốc HTX, cho biết: Toàn vùng có 170 ha sản xuất mía, trong đó có 40 ha diện tích mía thâm canh. Để thuận lợi cho sản xuất, HTX đã đầu tư thêm máy móc, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ các khâu từ làm đất đến thu hoạch cho toàn bộ diện tích thâm canh này. Niên vụ 2020-2021, năng suất vùng mía thâm canh dự kiến đạt 80 tấn/ha, cao hơn 10 tấn/ha so với sản xuất đại trà, cho thu lãi 20 triệu đồng/ha.

Tại huyện Thọ Xuân, hiện các mô hình thâm canh mía đang được các HTX, các hộ sản xuất có diện tích lớn chú trọng phát triển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất quy mô lớn, chính quyền địa phương đã hướng dẫn các hộ sản xuất thuê đất, xây dựng các mô hình mẫu. Quy trình canh tác cũng được chuẩn hóa, cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, các HTX thường xuyên đi thăm đồng, phát hiện bệnh sớm và khuyến cáo bà con nông dân phòng trừ. Toàn bộ vùng mía được chăm sóc, bón phân kịp thời, do đó, chất lượng mía nguyên liệu tăng lên rõ rệt. Ông Đào Văn Đường, thành viên HTX Thọ Lâm, cho biết: Gia đình ông có 11 ha mía nguyên liệu, mặc dù giá thu mua của công ty có giảm, tuy nhiên do năng suất mía của gia đình dự kiến đạt tới 90 - 95 tấn/ha, chất lượng bình quân đạt trên 10 CCS, nên vẫn có lợi nhuận khá từ cây mía với 25 triệu đồng/ha.

Ông Phạm Văn Văn, Giám đốc Công ty TNHH MTV nguyên liệu Lam Sơn, cho biết: Niên vụ 2020-2021, do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nên năng suất vùng nguyên liệu đại trà có giảm. Tuy nhiên, với diện tích sản xuất thâm canh, được tưới nước, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật vẫn đạt năng suất 85 - 90 tấn/ha, tăng 30 - 40% so với sản xuất đại trà. Hiện nay, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đang triển khai kế hoạch vào vụ ép và trồng mới niên vụ 2021-2022, với diện tích vùng nguyên liệu Lam Sơn khoảng 8.500 ha; trong đó, sẽ chú trọng triển khai diện tích thâm canh mới 2.500 ha.

Để ổn định diện tích vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, hiện nay, tỉnh đang khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để hình thành cánh đồng lớn, thuận lợi cho cơ giới hóa đồng bộ và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục chuyển đất trồng cây hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía, giảm dần diện tích mía trên đồi cao; rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm phụ sau đường, hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở vùng mía.

Công ty CP Mía đường Lam Sơn cũng đã xây dựng các mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới. Theo đó, đến năm 2025, phát triển và giữ vững tối thiểu 10.000 ha mía đứng, sản lượng đạt từ 800.000 - 1.000.000 tấn, bảo đảm đủ nguyên liệu cho nhà máy đường và nhà máy nước mía dinh dưỡng tế bào sản xuất từ 9 - 10 tháng/năm. Năng suất mía tối thiểu đạt từ 80 tấn/ha trở lên. Đồng thời, phát triển vùng nguyên liệu gắn với thâm canh, áp dụng cơ giới hóa tối đa vào các khâu nhằm giảm giá thành sản xuất. Trong đó, tập trung xây dựng thí điểm các mô hình từ 3 - 5 ha trở lên áp dụng cơ giới hóa đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, ổn định thu nhập cho người dân. Khuyến khích và giao cán bộ nguyên liệu hợp tác với nông dân xây dựng các mô hình thâm canh diện tích tối thiểu 3 ha/mô hình, trung bình 5 ha/mô hình. Công ty cũng đã thông báo giá mía thu mua nguyên liệu ổn định từ năm 2021. Trong đó, giá thu mua từ niên vụ 2021-2022 trở đi sẽ được nâng lên 1.000.000 đồng/tấn mía 10 CCS, làm cơ sở để người dân yên tâm sản xuất.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]