(Baothanhhoa.vn) - Để góp phần tạo thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, những tháng đầu năm, các huyện, thị xã, thành phố tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án có sử dụng đất trên địa bàn để bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình GPMB gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến thời gian kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án, nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư có sử dụng đất

Để góp phần tạo thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, những tháng đầu năm, các huyện, thị xã, thành phố tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án có sử dụng đất trên địa bàn để bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình GPMB gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến thời gian kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án, nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Bài và ảnh: Xuân Hùng

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, kế hoạch năm 2018, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện GPMB 860 dự án đầu tư với diện tích 6.395,4 ha và đến hết tháng 10, các địa phương mới thực hiện GPMB khoảng 60% diện tích. Hiện thời gian thực hiện GPMB các dự án trong năm 2018 không còn nhiều, nhưng khối lượng GPMB còn lại khá lớn. Là một trong những dự án theo kế hoạch hoàn thành GPMB trong năm 2018, nhưng hiện Dự án đường giao thông ven biển nối TP Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn (giai đoạn 1) được triển khai thực hiện tháng 2-2017, kế hoạch hoàn thành trước ngày 31-12-2019 vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác GPMB. Đến hết tháng 10-2018, TP Sầm Sơn đã bàn giao 4,5 km đất nông nghiệp/7,56 km. Đối với phần diện tích đất ở và vật kiến trúc, Hội đồng GPMB TP Sầm Sơn đã thực hiện kiểm kê, áp giá, lập dự toán bồi thường. Việc xây dựng 12 khu tái định cư (TĐC) phục vụ dự án, hiện UBND TP Sầm Sơn đã phê duyệt dự án đầu tư 9 khu TĐC, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật 1 khu TĐC. Thành phố đang GPMB để xây dựng trước 7 khu TĐC và triển khai thi công tháng 11-2018, đến tháng 2-2019 bàn giao đất TĐC cho các hộ dân di dời do ảnh hưởng bởi dự án. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ GPMB diện tích đất ở chậm, nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc tiến độ đầu tư xây dựng các dự án TĐC. Ngoài ra, đối với 4,5 km đất nông nghiệp đã bàn giao nhưng vẫn còn vướng mắc 2 công trình điện sinh hoạt và đường viễn thông... Đối với huyện Quảng Xương, đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB diện tích đất nông nghiệp và bàn giao 7,5 km/9,4 km. Trên đoạn tuyến đã bàn giao mặt bằng, nhà thầu mới triển khai thi công được 3 km/7,5 km do vẫn còn vướng mắc diện tích đất ở, nhà cửa vật kiến trúc tại các vị trí đường ngang chưa GPMB. Hiện huyện Quảng Xương vẫn chưa lựa chọn được nhà thầu thi công để triển khai xây dựng các khu TĐC. Dự kiến đến tháng 12 - 2018 huyện mới xây dựng xong các khu TĐC, bàn giao đất cho các hộ dân di dời do ảnh hưởng bởi dự án để GPMB toàn bộ diện tích đất ở. Như vậy, tiến độ GPMB bị chậm so với kế hoạch, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án... Trong phạm vi mặt bằng đất nông nghiệp đã bàn giao vẫn còn vướng mắc 10 công trình điện chiếu sáng và 10 đường dây viễn thông. Thực tế tại hiện trường dự án đường giao thông ven biển nối TP Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn (giai đoạn 1), cho thấy tiến độ thực hiện dự án chậm kể cả GPMB và thi công. Địa phương chưa phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan của tỉnh hoặc có phối hợp nhưng thời gian giải quyết những khó khăn, vướng mắc kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ GPMB của dự án.

Theo kế hoạch năm 2018, huyện Tĩnh Gia thực hiện GPMB 65 dự án với diện tích hơn 1.271 ha. Tuy nhiên, đến hết tháng 10-2018, huyện mới thực hiện GPMB hơn 55% kế hoạch về diện tích. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ; có những dự án thực hiện GPMB dây dưa kéo dài, như: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến giao thông từ Quốc lộ 1A đến đường Đông Tây 4 đi Cảng Nghi Sơn; Khu Công nghiệp số 3 (Khu Kinh tế Nghi Sơn)... Nguyên nhân chủ yếu do hội đồng GPMB các dự án, các phòng, ban thực hiện nhiệm vụ bồi thường GPMB chưa tập trung, thiếu chủ động trong công tác tham mưu cho chủ tịch, các phó chủ tịch UBND huyện đôn đốc, chỉ đạo đối với từng đơn vị, cá nhân có liên quan để giải quyết các nội dung công việc cụ thể trong công tác GPMB các dự án. Nhiều xã có dự án trên địa bàn trong kế hoạch GPMB năm 2018 nhưng chưa tích cực, chủ động trong triển khai các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhiều xã chưa chủ động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động, thuyết phục nhân dân, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án chấp hành bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, xử lý vi phạm trong trật tự xây dựng còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Năng lực một số cán bộ chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện công tác GPMB các dự án trên địa bàn còn hạn chế, thiếu nghiên cứu các quy định, chính sách có liên quan đến công tác GPMB để kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong quá trình thực hiện; nhất là trong việc lập hồ sơ trình thu hồi đất và giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về đất đai.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, khó khăn, vướng mắc trong GPMB khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án theo quy định tại Điều 62, Luật Đất đai và chủ yếu tập trung ở các khu vực, như: Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các khu vực phát triển đô thị (TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn). Khó khăn nhất đó là, xác định nguồn gốc đất đai, xử lý thu hồi đất trong những trường hợp giao đất trái thẩm quyền. Xử lý phần diện tích đất còn lại sau thu hồi đủ diện tích đất để ở theo quy định nhưng không được xây dựng do nằm trong hành lang hoặc dự án sẽ triển khai thực hiện giai đoạn 2... Đơn giá bồi thường GPMB đối với công trình, vật kiến trúc... thấp và chưa phù hợp với thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là hồ sơ quản lý về đất đai của nhiều địa phương chưa đầy đủ, không cập nhật biến động về đất đai thường xuyên và không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép... Công tác phổ biến Luật Đất đai; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của hội đồng GPMB cho người bị thu hồi đất ở các địa phương còn rất hạn chế. Chính vì vậy điều quan trọng nhất lúc này chính là việc các sở, ngành có liên quan của tỉnh phối hợp có hiệu quả với chính quyền các địa phương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình GPMB các dự án có sử dụng đất trên địa bàn. Các huyện, thị xã, thành phố áp dụng đúng, đầy đủ các cơ chế, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất. Sau khi tuyên truyền, vận động và áp dụng đúng, đầy đủ các cơ chế, chính sách về bồi thường GPMB theo quy định mà vẫn có những trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, không hợp tác, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án thì UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.


Thi công tuyến đường giao thông ven biển qua huyện Quảng Xương.

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]