(Baothanhhoa.vn) - Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII đã thông qua một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026 với số kinh phí 178 tỷ đồng, tạo cơ hội việc làm cho khoảng 16.000 lao động. Trong đó, dành 155 tỷ đồng hỗ trợ, thúc đẩy thành lập, phát triển các cụm công nghiệp; 20 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động tại các huyện miền núi và 3 tỷ đồng hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố còn lại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thêm tín hiệu tích cực làm ấm lòng người lao động

Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII đã thông qua một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026 với số kinh phí 178 tỷ đồng, tạo cơ hội việc làm cho khoảng 16.000 lao động. Trong đó, dành 155 tỷ đồng hỗ trợ, thúc đẩy thành lập, phát triển các cụm công nghiệp; 20 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động tại các huyện miền núi và 3 tỷ đồng hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố còn lại.

Thêm tín hiệu tích cực làm ấm lòng người lao độngCơ sở làm cói tại khu công nghiệp làng nghề, thị trấn Nga Sơn. Ảnh: Hương Thơm

Đây là chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; một tín hiệu tích cực làm ấm lòng nhiều lao động ở các tỉnh, thành phố vừa trở về quê nhà tránh dịch bệnh COVID-19.

Khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động, còn góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong những năm qua tỉnh, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm góp phần lan tỏa, hiện thực chủ trương “ly nông không ly hương”. Song, theo nhiều chủ doanh nghiệp và hộ dân làm nghề thì việc hỗ trợ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cơ bản mới dừng ở việc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, khen thưởng, chứ chưa có các chính sách hỗ trợ thiết thực về kinh phí, vì thế chưa tạo ra nhiều sản phẩm cũng như chưa thu hút nhiều lao động. Các cụm công nghiệp - làng nghề trong tỉnh được thành lập với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tại các địa phương, nhiều lao động nông thôn vẫn bắt buộc phải đi làm ăn xa.

Việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026 chính là cơ sở để ngành chức năng và các địa phương từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ chuyển đổi, khuyến khích đầu tư, khuyến khích lao động trên địa bàn, hạn chế việc lao động nông thôn ly hương tìm kiếm việc làm ào ạt như thời gian vừa qua.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]