(Baothanhhoa.vn) - Được xác định là một trong những con nuôi chủ lực của tỉnh, hiện nay, chăn nuôi lợn đang chịu tác động từ các yếu tố dịch bệnh, áp lực chi phí sản xuất, biến động giá thức ăn chăn nuôi. Trước những khó khăn đó, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi đã và đang thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, ổn định nguồn cung, duy trì mức lợi nhuận hợp lý cho người chăn nuôi... để tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Tăng sức cạnh tranh, phát triển bền vững chăn nuôi lợn

Được xác định là một trong những con nuôi chủ lực của tỉnh, hiện nay, chăn nuôi lợn đang chịu tác động từ các yếu tố dịch bệnh, áp lực chi phí sản xuất, biến động giá thức ăn chăn nuôi. Trước những khó khăn đó, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi đã và đang thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, ổn định nguồn cung, duy trì mức lợi nhuận hợp lý cho người chăn nuôi... để tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Tăng sức cạnh tranh, phát triển bền vững chăn nuôi lợnMô hình chăn nuôi lợn tại xã Trung Thành (Nông Cống).

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay, đàn lợn toàn tỉnh có hơn 1,2 triệu con, trong đó lợn hướng nạc 680 nghìn con, lợn nái ngoại 57 nghìn con; chăn nuôi chuyển biến theo hướng tích cực và chăn nuôi trang trại chiếm 40%. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, sau nhiều lần dịch bệnh tả lợn châu Phi bùng phát và được khống chế, người dân đã ý thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng xây dựng các công trình xả thải, hầm biogas để bảo vệ môi trường; đồng thời, đầu tư con giống chất lượng cao, tiêm phòng vắc-xin... Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã thực hiện quy hoạch các khu, cụm trang trại tập trung; duy trì và phát triển các mô hình chăn nuôi lợn theo chuỗi liên kết; thu hút các dự án chăn nuôi quy mô lớn, chú trọng và gắn kết giữa các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, ổn định thị trường.

Tuy nhiên, hiện nay, người chăn nuôi lợn đang đối mặt với khó khăn do từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 6 lần điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi và tăng giá 17 lần kể từ năm 2020 đến nay do tình hình giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Tuy từ tháng 7 đến nay, giá lợn hơi đang tăng từ 62.000 đến 66.000 đồng/kg trở lên tùy loại, nhưng người chăn nuôi vẫn chưa hết lo lắng vì đà tăng của giá lợn có thực sự bền vững, bên cạnh đó, chi phí đầu vào khác như con giống, thuốc thú y, chi phí vận chuyển... đều tăng. Dịch tả lợn châu Phi ở các tỉnh trên cả nước vẫn chưa được khống chế nên người chăn nuôi không dám tăng đàn ồ ạt như trước đây. Tuy nhiên, do nhu cầu nhập thực phẩm từ các nhà hàng, khách sạn, quán ăn cũng tăng cao hơn so với thời điểm trước nên người chăn nuôi đã có lãi, trung bình từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng trở lên/1 con lợn. Hiện, nguồn cung lợn hơi trên địa bàn tỉnh vẫn bảo đảm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh.

Những tháng cuối năm 2022, dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ lợn tăng cao, vì vậy để tránh trình trạng thiếu hụt nguồn cung, các cơ quan chức năng đã và đang tập trung thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá thành thấp để thay thế một phần cho thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, các địa phương cần triển khai rà soát quy mô đàn lợn, đánh giá chất lượng, năng suất tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương để tổ chức chỉ đạo sản xuất phù hợp; đồng thời, chú trọng hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh... Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt lợn không có nguồn gốc rõ ràng. Đi đôi với đó, xây dựng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Người chăn nuôi cũng cần chủ động tìm hiểu kỹ thông tin thị trường, phát triển chăn nuôi với quy mô phù hợp theo quy hoạch địa phương, tránh chạy theo giá cả thị trường dẫn đến cung vượt cầu, thị trường không ổn định.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]