(Baothanhhoa.vn) - Từ cuối tháng 9-2021 đến nay trên địa bàn huyện Thiệu Hóa bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 45 hộ của 16 thôn ở 5 xã làm 203 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy với trọng lượng 13.406 kg.

Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thiệu Hóa

Từ cuối tháng 9-2021 đến nay trên địa bàn huyện Thiệu Hóa bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 45 hộ của 16 thôn ở 5 xã làm 203 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy với trọng lượng 13.406 kg.

Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thiệu Hóa

Phun hóa chất tiêu độc khử trùng phòng, chống DTLCP.

Ngay khi dịch bệnh xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa thực hiện cấp bách, hiệu quả các biện pháp phòng, bao vây, ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, đơn vị đã tổ chức tiêu hủy số lợn bị nhiễm DTLCP, thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng. Thành lập 6 chốt kiểm soát, 3 tổ kiểm soát lưu động trực 24/24h để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, thời gian tới bệnh DTLCP sẽ còn diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa nói riêng và các địa phương trong tỉnh nói chung. Để tăng cường phòng, chống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND huyện Thiệu Hóa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cụ thể như: Đối với các xã đã có dịch thì tổ chức tiêu hủy triệt để, kịp thời toàn bộ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP. Đối với lợn khỏe mạnh tại cơ sở có lợn mắc bệnh DTLCP hoặc tại các cơ sở chưa có lợn mắc bệnh nhưng nằm trong vùng dịch khi có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP có thể được vận chuyển, giết mổ theo đúng quy định.

Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thiệu Hóa

Lập các chốt kiểm soát DTLCP.

Đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần tuần trong 2 tuần tiếp theo; tổ chức thực hiện phun thuốc diệt côn trùng, diệt chuột ngăn chặn vật chủ trung gian lây lan dịch bệnh. Thành lập các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trực 24 24h để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định.

Việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn được thực hiện theo quy định tăng cường tổ chức thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các các dấu hiệu nhận biết, biện pháp phòng, chống dịch bệnh; không được dấu dịch; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Tập trung các nguồn lực để tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh hoặc lợn đã chết; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không có nguồn gốc xuất xứ, nhiễm bệnh theo đúng quy định. Bố trí, tổ chức lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn để phát hiện sớm dịch bệnh, xử lý, bao vây ổ dịch kịp thời.

Tại các xã, thị trấn chưa có dịch: Đối với các xã bị dịch uy hiếp thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần tuần trong 2-3 tuần tiếp theo. Đối với các xã thuộc vùng đệm vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh, lợn chết. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại các xã, phường, thị trấn để phát hiện sớm các ổ dịch và bao vây dập tắt dịch ngay khi còn ở diện hẹp, kiên quyết không để dịch lây lan ra diện rộng.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]