(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình phát triển giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ), Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) chủ trương phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, nhiều hình thức tham gia đầu tư. Từng bước xây dựng hệ thống GTVT ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ cả về luồng tuyến, bến cảng, phương tiện và năng lực quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hệ thống giao thông đường thủy nội địa

Trong quá trình phát triển giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ), Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) chủ trương phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, nhiều hình thức tham gia đầu tư. Từng bước xây dựng hệ thống GTVT ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ cả về luồng tuyến, bến cảng, phương tiện và năng lực quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn.

Tàu du lịch Hoàng Long phục vụ khách du lịch trên sông Mã.

Hệ thống giao thông ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh có 30 tuyến sông, kênh, với tổng chiều dài 1.889 km; hiện đã công bố, đưa vào quản lý, bảo trì 22 tuyến sông, kênh, với chiều dài hơn 697 km. Ngoài ra, hiện có 2 cảng thủy nội địa (TNĐ) (Đò Lèn và Hàm Rồng), 27 bến TNĐ. Tuy nhiên, vận tải ĐTNĐ chủ yếu là tận dụng sông, kênh tự nhiên; vận tải hàng hóa là các mặt hàng truyền thống có giá trị thấp, như vật liệu xây dựng, nông sản...; vận tải hành khách chủ yếu bằng đò ngang.

Thực tế phát triển giao thông ĐTNĐ cho thấy: Hệ thống sông, kênh có nhiều đoạn cong, bán kính nhỏ, các đoạn ở vùng núi có nhiều dốc và bãi cạn, thác ghềnh. Ngoài ra, nhiều tuyến sông, kênh có cấp kỹ thuật thấp; 80% chiều dài của các tuyến sông trên địa bàn tỉnh chỉ đạt từ cấp 4 đến cấp 6, đáp ứng cho tàu vận tải dưới 100 tấn. Nguồn lực đầu tư cho ĐTNĐ còn thấp, công tác xã hội hóa đầu tư các tuyến đường thủy còn khó khăn. Việc khai thác vận tải ĐTNĐ vẫn phụ thuộc vào tự nhiên, mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ trên từng đoạn sông, kênh. Xếp dỡ hàng hóa còn thô sơ, phương tiện ĐTNĐ có trọng tải và công suất nhỏ. Công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy còn hạn chế; nhiều phương tiện thủy (nhất là phương tiện khai thác cát) đang hoạt động chưa được đăng ký, đăng kiểm... Để phát huy tối đa hệ thống sông, kênh..., kết hợp với đầu tư, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng cảng, bến, phát triển GTVT ĐTNĐ nhằm phục vụ ngày càng có hiệu quả hơn việc phát triển kinh tế, đi lại của nhân dân. Sở GTVT tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng đồng bộ luồng tuyến, cảng, bến thủy nội địa, đường giao thông kết nối vào cảng để phát huy tiềm năng, lợi thế ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ, liên kết với các phương thức vận tải khác. Không ngừng nâng cao chất lượng vận tải ĐTNĐ, bảo đảm môi trường; trong đó, chú trọng công tác quản lý, bảo trì để khai thác tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ. Trong quá trình phát triển giao thông ĐTNĐ, Sở GTVT chủ trương phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, nhiều hình thức tham gia đầu tư. Từng bước xây dựng hệ thống GTVT ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ cả về luồng tuyến, bến cảng, phương tiện và năng lực quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn. Tổ chức khoa học mạng lưới vận tải ĐTNĐ trong tỉnh; đồng thời, phối hợp với các loại hình vận tải khác (đường bộ, đường sắt, cảng biển) tạo thành một mạng lưới vận tải thông suốt và cơ động. Ngoài ra, quá trình phát triển giao thông ĐTNĐ, Sở GTVT chú trọng phát triển phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện luồng lạch và bảo đảm an toàn vận tải. Nâng cao hiệu lực hệ thống pháp luật quản lý chuyên ngành ĐTNĐ để quản lý một cách toàn diện, có hệ thống mọi hoạt động vận tải ĐTNĐ (công tác quản lý cảng, bến TNĐ, bến khách ngang sông, công tác kiểm định và cấp phép...) để thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế. Khai thác có hiệu quả vận tải chạy ven biển Bắc – Nam; từ khu vực các Cảng Nghi Sơn, Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham. Tuyến vận tải TNĐ Thanh Hóa – Ninh Bình; từ các cảng TNĐ trên địa bàn tỉnh đi các tỉnh duyên hải phía Bắc theo sông Lèn, kênh Nga... Phấn đấu đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa ĐTNĐ là 13,8% (10,26 triệu tấn), đến năm 2030 thị phần 6,34% (18,976 triệu tấn). Vận tải khách, tuyến từ Lạch Bạng ra đảo Mê đã được công bố nhưng chưa có bến tàu và tàu khách hoạt động. Đến năm 2020, đầu tư xây dựng bến tàu khách chủ yếu phục vụ chở khách và hàng hóa tiêu dùng từ bờ ra đảo. Tuyến phục vụ vận tải khách du lịch trên sông Mã từ Trung tâm Phát triển du lịch sông Mã (thượng lưu cầu Hoàng Long, TP Thanh Hóa) đi Cảng Hới, đi ngã ba Bông (Vĩnh Lộc); du lịch trên vùng hồ thuộc Vườn Quốc gia Bến En, hồ Cửa Đạt; đồng thời, đầu tư xây dựng các điểm đón, trả khách theo các tuyến du lịch ĐTNĐ. Đến năm 2020, thị phần vận tải hành khách đường sông là 1,91% (1,3 triệu lượt khách), đến năm 2030 là 1,08% (1,4 triệu lượt khách). Đầu tư cải tạo, nâng cấp để đến năm 2020 tăng thêm chiều dài quản lý ĐTNĐ khoảng 800 km.

Trong quá trình phát triển giao thông ĐTNĐ, Sở GTVT cũng sẽ triển khai thực hiện điều chỉnh cấp kỹ thuật của một số tuyến ĐTNĐ địa phương theo hướng tăng lên cấp cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, vận tải khách. Thực hiện khảo sát cấp kỹ thuật tuyến sông Lạch Bạng (dài 17,5 km) để công bố quản lý tuyến. Đồng thời, huy động nguồn lực để ưu tiên nạo vét, phá đá ngầm nhằm nối tuyến vận tải đường thủy lên khu vực phía Tây của tỉnh (như khu vực thác Đền Hàn trên sông Lèn, thác Nghè trên sông Mã...); cải tạo kênh Nga, kênh De. Bổ sung các cảng tại các vùng cửa sông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu có công suất lớn ra vào (vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh đi, đến Thanh Hóa và từ phía biển, khu vực đồng bằng lên khu vực phía Tây của tỉnh). Phấn đấu đến năm 2030, Sở GTVT tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng 1 cảng khách Hàm Rồng (TP Thanh Hóa). Xây dựng các cảng tổng hợp Hoằng Lý (Hoằng Hóa) - hiện là bến TNĐ, cụm cảng Đò Lèn, cảng tổng hợp Nga Bạch (Nga Sơn), cảng tổng hợp Hải Châu (Tĩnh Gia) về phía bờ phải hạ lưu cầu Ghép 100m; cảng Bình Minh (Lạch Bạng - Tĩnh Gia); cảng tổng hợp Lạch Trường (Hoằng Hóa) trên sông Lạch Trường. Đồng thời, ưu tiên phát triển 62 vị trí bến TNĐ có chức năng bến tổng hợp, bến sửa chữa tàu thuyền, bến du lịch chính trên sông Mã, sông Chu, sông Lèn và các sông, kênh, lòng hồ khác... Tăng cường quản lý, cấp phép cho các bến khách ngang sông đủ điều kiện hoạt động theo quy định để góp phần bảo đảm an toàn giao thông. Từng bước xây dựng cầu cứng, cầu treo dân sinh tại những vị trí thuận lợi để thay thế bến đò nhằm bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn giao thông. Đối với các vị trí có nhu cầu hoạt động bến thủy chuyên dùng cho tập kết, khai thác cát, sỏi lòng sông, Sở GTVT sẽ phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương thực hiện đánh giá điều kiện bến thủy để tham mưu cấp có thẩm quyền cấp phép dài hạn hoặc tạm thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]