(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra rất phức tạp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với quyết tâm, nỗ lực cao để tạo sức hút đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đa dạng. Từ các hoạt động này đã góp phần lan tỏa, quảng bá hình ảnh, nhu cầu hợp tác, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, các tổ chức, ngân hàng hợp tác với Thanh Hóa trong thời gian tới.

Nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra rất phức tạp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với quyết tâm, nỗ lực cao để tạo sức hút đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đa dạng. Từ các hoạt động này đã góp phần lan tỏa, quảng bá hình ảnh, nhu cầu hợp tác, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, các tổ chức, ngân hàng hợp tác với Thanh Hóa trong thời gian tới.

Nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp Hàn Quốc tại Triển lãm sản phẩm tiêu biểu Thanh Hóa - Hàn Quốc (tháng 3-2022).

Ngay trong những ngày đầu năm, tỉnh Thanh Hóa đã vinh dự đón tiếp đoàn công tác của Nhật Bản với hơn 30 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức, ngân hàng đến tìm hiểu cơ hội hợp tác tại địa phương. Sau khi khảo sát thực địa tại Khu Công nghiệp số 3, Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn; Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng (Thọ Xuân); Khu Công nghiệp phía Tây TP Thanh Hóa; thăm Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Tổng kho xăng dầu Anh Phát, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Anh Phát; địa điểm đầu tư Dự án Quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen Thanh Hóa, xã Quảng Yên (Quảng Xương), các nhà đầu tư Nhật Bản đều đánh giá cao tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ấn tượng với môi trường đầu tư rất hấp dẫn ở địa phương.

Ngay trong khuôn khổ chương trình gặp gỡ này, Công ty CP EREX đã đề xuất mong muốn xây dựng trên địa bàn Thanh Hóa từ 1 đến 2 nhà máy điện sinh khối, công suất mỗi nhà máy trên 100 MW. Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ với công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm và nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao với công suất 5.000 tấn/năm. Đại diện nhà đầu tư này cho biết: Sau khi đi khảo sát hệ thống cảng biển Nghi Sơn, chúng tôi nhận thấy đây là một địa điểm đầu tư nhà máy phù hợp, thuận lợi cho giao thương hàng hóa. Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa có diện tích rừng trồng rất lớn, sẽ bảo đảm được nguyên liệu cho sản xuất. Ngay sau khi ký biên bản ghi nhớ, chúng tôi sẽ hoàn thiện các thủ tục được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư để có thể triển khai thực hiện dự án trong quý II-2022.

Cũng trong tháng 3, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công sự kiện mở đầu trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc. Các hoạt động kết nối đầu tư Thanh Hóa - Hàn Quốc được đánh giá hiệu quả thông qua các hội nghị chính thức và các hoạt động quảng bá, giới thiệu về đất và người xứ Thanh bên lề chương trình. Ông Kim Soon Young, Tổng Giám đốc Công ty TNHH CAMMSYS Việt Nam, chia sẻ: “Công ty chúng tôi hiện đang gia công sản xuất và gia công linh kiện điện tử, sản xuất các sản phẩm điện tử và có nhà máy đóng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, tại công ty mẹ ở Hàn Quốc, chúng tôi còn sản xuất các loại xe điện. Tại sự kiện này, chúng tôi đã có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về định hướng đầu tư cũng như các cơ chế, chính sách mà tỉnh Thanh Hóa dành cho các lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó, được tham gia trưng bày, triển lãm sản phẩm đã giúp doanh nghiệp tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của người dân đối với dòng sản phẩm mà chúng tôi sản xuất. Tới đây, chúng tôi sẽ xem xét kỹ hơn để có thể quyết định đầu tư tại Thanh Hóa một nhà máy sản xuất xe điện - dòng sản phẩm đang là thế mạnh của công ty”.

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, từ đầu năm đến nay, Thanh Hóa cũng đã đón nhiều đoàn công tác đến từ các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp Ấn Độ, Đài Loan... đến trao đổi, thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư. Không chỉ vận động, ký kết ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác trên các dự án đầu tư trực tiếp, tỉnh Thanh Hóa cũng thu hút được sự quan tâm, kêu gọi được các nguồn vốn từ các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO)..., tạo thêm nguồn lực cho các kế hoạch phát triển của địa phương. Điển hình như Thanh Hóa đang kêu gọi và được Ngân hàng thế giới (WB) xem xét, nghiên cứu rót vốn đầu tư một số dự án: tuyến đường nối TP Thanh Hóa với huyện Ngọc Lặc, đường cất hạ cánh số 2 của Cảng Hàng không Thọ Xuân, nạo vét luồng khu bến cảng Bắc Nghi Sơn mở rộng...

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I, toàn tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn đăng ký đầu tư trong quý I đạt 881,6 tỷ đồng và 21 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Kết quả này một lần nữa minh chứng cho những nỗ lực, cách triển khai năng động, linh hoạt trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh và cho thấy hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính, tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp đang phát huy hiệu quả.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]