(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, những phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng khó khăn của tỉnh đã góp phần đưa hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lí phục vụ nhu cầu mua sắm và nâng cao kiến thức tiêu dùng cho người dân. Đồng thời, tạo điều kiện kết nối đơn vị sản xuất, nhà phân phối với doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn

Thời gian qua, những phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng khó khăn của tỉnh đã góp phần đưa hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lí phục vụ nhu cầu mua sắm và nâng cao kiến thức tiêu dùng cho người dân. Đồng thời, tạo điều kiện kết nối đơn vị sản xuất, nhà phân phối với doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ tại địa phương.

Những phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại phiên chợ hàng Việt huyện Thường Xuân.

Là hoạt động nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia, phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa được tổ chức tại thị trấn Thường Xuân vào cuối tháng 9-2019 vừa qua đã đạt được mục tiêu, tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn được mua sắm các mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Phiên chợ có quy mô 20 gian hàng, với hàng trăm mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày; 100% sản phẩm được giao thương, trưng bày trong phiên chợ đều do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, như: Nước mắm, mì tôm, mì chính, đường, sữa, hàng dệt may, hóa mỹ phẩm... Chị Cầm Thị Minh, thị trấn Thường Xuân, cho biết: Do vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương còn khó khăn nên tình trạng thiếu hàng tiêu dùng, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ còn nhiều. Sau khi phiên chợ hàng Việt được tổ chức, người dân có cơ hội tiếp xúc với hàng sản xuất trong nước, được hướng dẫn đặc điểm cơ bản để phân biệt hàng thật, hàng nhái... Đồng thời, được tiêu dùng những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống với giá cả phải chăng, chất lượng bảo đảm... Được biết, phiên chợ hàng Việt tổ chức tại huyện Thường Xuân đã thu hút gần 2.000 lượt người tham quan mua sắm, với tổng mức lưu chuyển, tiêu thụ hàng hóa đạt hơn 800 triệu đồng. Đại diện lãnh đạo Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Thông qua việc tổ chức phiên chợ hàng Việt trên địa bàn, người dân được tham quan, mua sắm và tiếp cận với những loại hàng hóa có xuất xứ, chất lượng bảo đảm. Đồng thời, phiên chợ chính là cầu nối để người dân hiểu hơn về tầm quan trọng và ưu tiên sử dụng hàng Việt trong sinh hoạt. Tuy nhiên, phiên chợ chỉ diễn ra trong 3 ngày nên hiệu ứng xã hội chưa cao, khả năng lan tỏa thông điệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của chương trình chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, từ năm 2014 đến nay, đơn vị nhận ủy quyền của Cục Xúc tiến thương mại tổ chức 17 phiên chợ hàng Việt tại 9 lượt huyện của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, riêng năm 2019, trung tâm đã phối hợp tổ chức 4 phiên chợ hàng Việt tại các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước. Trung bình mỗi phiên chợ có 20 gian hàng tiêu chuẩn, trưng bày, bán tất cả các mặt hàng tiêu dùng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý. Tổng mức bán lẻ và lưu chuyển hàng hóa tại các phiên chợ đều đạt từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Điểm nổi bật của các phiên chợ hàng Việt năm 2019 chính là sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh, như: Công ty CP Bia Thanh Hóa, Công ty CP Nước mắm Tĩnh Gia, Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang... Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh, mở các gian hàng giúp người dân nhận diện, phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ông Phạm Đức Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, cho biết: Từ nguồn hỗ trợ của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, trung tâm đã tổ chức thành công nhiều phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi. Ðể thu hút người tiêu dùng, trước khi tổ chức các phiên chợ hàng Việt, trung tâm đã phối hợp với các đơn vị tham gia tìm hiểu kỹ nếp sinh hoạt của người dân. Từ đó có phương thức tổ chức phù hợp để phiên chợ trở thành điểm đến hấp dẫn, đưa hàng Việt tới người tiêu dùng. Mỗi phiên chợ phải thu hút được từ 10-13 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trở lên; trong đó, chủ yếu là các nhà phân phối của các công ty chính hãng tại thị trường tỉnh Thanh Hóa. Các phiên chợ phải đạt được các mục tiêu phát triển đối với doanh nghiệp, thay đổi thói quen sử dụng hàng hóa của người dân và hưởng ứng tích cực, có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi. Đồng thời, tạo điều kiện để các địa phương có cơ hội giới thiệu, quảng bá phát triển được tiềm năng lợi thế của mình.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài Và Ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]