Công nhân Công ty TNHH May xuất khẩu Huy Linh, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) trong ca sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều rào cản tác động đến sự phát triển của kinh tế tư nhân

(THO) - Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng 13.000 doanh nghiệp (DN) tư nhân đang hoạt động. Các DN này đóng góp hơn 40% GDP toàn tỉnh và giải quyết việc làm cho hơn 610.000 lao động.

Công nhân Công ty TNHH May xuất khẩu Huy Linh, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) trong ca sản xuất.

Nhìn chung các DN tư nhân đã có những bước tăng trưởng cả về doanh thu, lợi nhuận, tạo việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong guồng phát triển của mình, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) vẫn còn gặp nhiều “rào cản” dẫn đến hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng và trở thành thách thức đối với quá trình phát triển.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: “Rào cản” lớn nhất đối với KTTN chính là thiếu sự hỗ trợ bởi trong thực tế DN Nhà nước chính là những đơn vị được nhiều ưu đãi hơn. “Rào cản” thứ hai là hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, đất đai và đào tạo nguồn nhân lực. Thứ ba là những trở ngại xuất phát từ tồn tại, yếu kém trong nội tại DN khu vực KTTN. Các DN khu vực KTTN nói chung còn thiếu chiến lược và kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn hợp lý, thường tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lợi ích ngắn hạn. Tính liên kết giữa các khu vực KTTN còn yếu, tỷ lệ DN tư nhân có quan hệ sản xuất, kinh doanh với các DN FDI và DN Nhà nước rất thấp...

Tìm hiểu tại Công ty TNHH May xuất khẩu Huy Linh, có địa chỉ tại xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa), được biết: Công ty được thành lập đầu năm 2018. Tuy đã định vị được sản phẩm chủ lực và thị trường tiêu thụ song để đi vào hoạt động đã gặp không ít khó khăn, như: Thủ tục đăng ký thành lập, vốn, mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất... Sau khi xây dựng được chiến lược kinh doanh, lộ trình phát triển cụ thể, công ty đã được hỗ trợ về thủ tục hành chính, đất đai, miễn giảm thuế thu nhập DN, hỗ trợ thuế; đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực; hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và đổi mới công nghệ... Sau gần 1 năm thành lập, công ty đã tạo việc làm ổn định cho hơn 80 lao động địa phương với thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng/người/tháng và doanh thu ước đạt 25 tỷ đồng/năm. Ông Lê Văn Sỹ, giám đốc công ty, cho biết: Thành lập và phát triển một DN tư nhân là rất khó khăn, bởi ngoài sự phát triển nội tại của các DN thì những tác động bên ngoài, như: Cơ chế, chính sách hỗ trợ, quan hệ tín dụng với các ngân hàng và sự cạnh tranh với DN khác...

Thực tế sản xuất và phát triển cho thấy, so với loại hình DN Nhà nước, DN FDI thì DN tư nhân có khá nhiều ưu điểm nếu phát triển tốt. Tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành có liên quan thì tình hình phát triển của khối DN tư nhân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Quy mô của các DN chủ yếu dừng lại ở nhỏ và vừa; năng lực quản trị điều hành còn yếu; thiếu vốn đầu tư để đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Nhiều DN sử dụng công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên liệu, giá thành sản phẩm cao dẫn đến sức cạnh tranh không cao. Không ít DN sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động đã phải giải thể, ngừng sản xuất.

Để khắc phục những rào cản, tạo động lực cho KTTN phát triển, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 13-4-2018, ban hành kế hoạch đưa KTTN trở thành động lực của nền kinh tế. Kế hoạch này hướng đến mục tiêu đẩy mạnh phát triển toàn diện KTTN trên địa bàn tỉnh một cách bền vững, giúp KTTN thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, Sở Công Thương tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công địa phương và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, nhằm thu hút các dự án sản xuất công nghiệp và hạ tầng thương mại. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, kế hoạch đào tạo nghề phục vụ tái cơ cấu kinh tế tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề đáp ứng nhu cầu của DN. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị liên quan rà soát, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư... Ngoài ra, những chuyển biến từ phía chính quyền chính là động lực để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có hơn 20.000 DN hoạt động, đạt trên 56 DN/1 vạn dân; khu vực KTTN đóng góp khoảng 65% GDP toàn tỉnh; số lao động đăng ký của các DN thành lập mới trong 5 năm (2016 - 2020) đạt khoảng 200.000 người...


Bài và ảnh: Hòa Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]