(Baothanhhoa.vn) - Thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) là xu thế tất yếu và phổ biến khi công nghệ đang ngày càng phát triển. Ðể bắt kịp xu thế cũng như thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thanh toán KDTM, tỉnh ta đã đề ra kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020 có 80% trở lên doanh số thanh toán trong ngân hàng (NH) KDTM. Tuy nhiên, việc thay đổi phương thức thanh toán từ tiền mặt sang KDTM trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều khó khăn trong thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) là xu thế tất yếu và phổ biến khi công nghệ đang ngày càng phát triển. Ðể bắt kịp xu thế cũng như thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thanh toán KDTM, tỉnh ta đã đề ra kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020 có 80% trở lên doanh số thanh toán trong ngân hàng (NH) KDTM. Tuy nhiên, việc thay đổi phương thức thanh toán từ tiền mặt sang KDTM trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Nhiều khó khăn trong thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt

Khách hàng thanh toán bằng máy POS tại Nhà sách Việt Lý, TP Thanh Hóa.

Thực hiện đề án đẩy mạnh thanh toán KDTM, NH Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các NH và tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn nghiêm túc thực hiện. Theo đó các NH và TCTD đã tích cực đầu tư máy móc thiết bị, các phương tiện phục vụ hoạt động thanh toán KDTM, tính đến ngày 10-4, các NH trên địa bàn đã lắp đặt tổng số 255 máy ATM và 915 máy POS. Hoàn thành việc kết nối liên thông hệ thống máy ATM cũng như máy POS giữa các NH giúp bảo đảm cho khách hàng sử dụng thẻ của một NH có thể giao dịch qua máy của nhiều NH khác đã tiến hành kết nối liên thông với NH phát hành thẻ. Cùng với đó là hệ thống các dịch vụ NH điện tử ra đời như Mobile Bankplus; Mobile Banking; Internet Banking; SMS Banking; Mobi ví... giúp khách hàng thực hiện được các lệnh giao dịch chuyển khoản NH, thanh toán cước dịch vụ qua mạng được nhanh chóng và thuận tiện.

Cùng với đẩy mạnh cung ứng các thiết bị cũng như sản phẩm dịch vụ thanh toán, các NH cũng tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngày một phong phú, đa dạng và chất lượng hơn. Đồng thời, các NH đã quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thanh toán, trong đó có dịch vụ trả lương qua tài khoản như: Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp; thiết bị ATM, POS được tăng cường trang bị nhiều hơn đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản.

Dù được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, nhưng đến nay việc thanh toán KDTM trong thực tế đời sống dường như vẫn chưa có nhiều biến chuyển. Các cây ATM trở thành “điểm” trả lương thay cho các đơn vị, doanh nghiệp. Tiền lương được trả vào tài khoản thay vì được giữ nguyên để thanh toán các khoản dịch vụ và chi tiêu sinh hoạt thì gần như ngay sau ngày trả lương đã được chủ tài khoản rút hết để chi tiêu. Các cây ATM không làm chức năng thanh toán mà chỉ có chức năng rút tiền nên đã xảy ra tình trạng dù thực hiện trả lương vào tài khoản nhưng vào dịp lễ, tết khi số tiền đổ vào các tài khoản gia tăng đột biến khiến các NH lại phải làm thêm việc là bố trí các bàn quầy chi trả tiền lương trực tiếp để giảm tải lượng khách hàng tới rút tiền tại các cây ATM. Với máy POS, tình trạng khai thác sử dụng cũng không khả dĩ hơn. Máy POS thực chất là máy quẹt thẻ để phục vụ cho việc thanh toán các chi phí mua bán tại điểm kinh doanh hay các chi phí dịch vụ khác. Vì thế điểm lắp đặt máy POS còn được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số NH, dù số máy POS đã được các NH trang bị thêm với số lượng khá nhiều nhưng số máy có phát sinh doanh số giao dịch hiện nay của các NH chỉ chiếm chưa tới 20% tổng số POS được trang bị.

Một trong những nguyên nhân chính khiến thanh toán KDTM khó phát huy hiệu quả chính là do trình độ hạn chế, tâm lý e ngại với các ứng dụng công nghệ thông tin còn phổ biến trong phần lớn người dân dẫn đến tâm lý sợ rủi ro mất tiền, sợ bị nuốt tiền, nuốt thẻ... Bên cạnh đó, tiền mặt lại được sử dụng phổ biến và sẵn có, dịch vụ ATM có nhưng chưa nhiều nên chủ thẻ chủ yếu vẫn chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt cho an toàn chứ chưa có ý thức tìm hiểu các tính năng tiện ích của thẻ để sử dụng. Các đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ cũng chưa nhận thức được hết về lợi ích của việc tham gia hệ thống thanh toán qua POS, lại thêm lý do phải trả phí NH lại vừa sợ phải công khai doanh thu nên không mấy hào hứng với hình thức thanh toán hiện đại này. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cơ sở hạ tầng thanh toán của ngành NH còn thiếu đồng bộ, mới được đầu tư chủ yếu ở khu vực đô thị, chưa phát triển nhiều ở nông thôn nên sẽ gây khó khăn cho người sử dụng dịch vụ khi di chuyển vào địa bàn không có thiết bị.

Thanh toán KDTM chắc chắn không chỉ là hoạt động ở xung quanh bàn quầy giao dịch của các NH mà nó còn phải là mục tiêu của cả nền kinh tế. Bởi không đơn giản chỉ là một phương thức thanh toán mà đằng sau nó còn là bao nhiêu vấn đề xã hội khác như: Chống tham nhũng, chống gian lận thương mại, tiết kiệm chi phí in tiền cho các hoạt động đầu tư phát triển khác... Vì thế thói quen sử dụng tiền mặt cần phải được loại bỏ vì một xã hội văn minh, hiện đại hơn. Được biết, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán KDTM, một số NH sẵn sàng thực hiện ưu đãi lắp đặt máy POS cho một số đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian đầu thực hiện. Một số NH lớn cũng đã có nhiều hình thức ưu đãi, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lắp đặt máy POS như miễn giảm phí giao dịch qua POS, miễn công lắp đặt, miễn phí trong giai đoạn đầu sử dụng...

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]