(Baothanhhoa.vn) - Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) và sự nỗ lực của hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được triển khai quyết liệt, đạt hiệu quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành ngân hàng thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Ngành ngân hàng thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Khách hàng đến giao dịch tại Vietinbank Sầm Sơn.

Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) và sự nỗ lực của hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được triển khai quyết liệt, đạt hiệu quả tích cực.

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, dịch vụ của ngân hàng một cách thuận lợi.

Theo đó, các ngân hàng đã chủ động rà soát, cắt giảm nhiều TTHC trong quá trình giao dịch. Nhiều ngân hàng tập trung đầu tư công nghệ phát triển sản phẩm online, mạnh dạn đưa ra nhiều gói sản phẩm, dịch vụ mới hiện đại, tiện ích cho khách hàng. Trong đó, chú trọng các sản phẩm có khả năng giao dịch bằng các phương tiện điện tử trên môi trường mạng với tính năng an toàn, bảo mật cao, nâng cao khả năng phục vụ. Đối với nhiều dịch vụ ngân hàng, khách hàng không cần trực tiếp đến ngân hàng mà chỉ cần thông qua máy tính, điện thoại thông minh để thực hiện nhiều loại giao dịch chuyển tiền, thanh toán nợ... Ngoài ra, các ngân hàng còn cung cấp các chương trình, sản phẩm tín dụng hỗ trợ khách hàng với nguồn vốn ưu đãi, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, giảm nhiều loại phí, giá dịch vụ.

Ông Lê Anh Dũng, Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Sầm Sơn (Vietinbank Sầm Sơn), cho biết: Để đơn vị phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, một trong những giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh cải cách TTHC, rút ngắn những thủ tục không cần thiết trong phục vụ khách hàng. Vietinbank Sầm Sơn đã áp dụng quy trình cấp tín dụng bán lẻ cho hầu hết các sản phẩm, dịch vụ, triển khai một số sản phẩm tín dụng đặc thù đối với phân khúc khách hàng là doanh nghiệp lớn; áp dụng quy trình giải ngân một cửa đối với người dân và doanh nghiệp; đồng thời, giảm trung gian xét duyệt cấp tín dụng trong nội bộ ngân hàng, giảm số lượng chữ ký, hồ sơ khách hàng...

Cải cách TTHC để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cũng được ngành ngân hàng tích cực triển khai. Theo đó, ngành ngân hàng đã tổ chức nhiều chương trình kết nối, gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng mở rộng; nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các ngân hàng đối với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp. Trong năm 2019 và tháng 1 năm 2020 đã có gần 600 doanh nghiệp mới được kết nối với dư nợ cam kết cho vay hơn 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng lên hơn 7.000 doanh nghiệp. Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Việc thực hiện cải cách TTHC mang lại lợi ích nhiều mặt, không chỉ cho doanh nghiệp, người dân mà còn cho chính ngành ngân hàng. Đối với người dân và doanh nghiệp, ngoài việc được tiếp cận thông tin về tài chính, các quy trình, thủ tục, sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách minh bạch, còn được thụ hưởng những tiện ích từ các sản phẩm dịch vụ hiện đại; tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian khi sử dụng dịch vụ và tiếp cận nguồn vốn vay nhanh hơn, thời gian chu chuyển vốn được rút ngắn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. Về phía ngân hàng, cải cách TTHC giúp NHNN thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả hơn. Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh giúp giảm thiểu chi phí thời gian và nhân lực trong thực hiện các TTHC, tạo điều kiện cho NHNN điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Áp lực phải cải cách và cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là động lực giúp đổi mới toàn diện hoạt động của tổ chức mình theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, giảm thiểu chi phí và lấy khách hàng làm trung tâm. Điều này giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Nhờ thực hiện tốt công tác cải cách TTHC nên kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng tăng trưởng khá.

Thời gian tới, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục cải tiến các quy trình, thủ tục, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc an toàn, bảo mật, phòng ngừa rủi ro trong việc cung ứng dịch vụ, nhất là lĩnh vực thanh toán, tín dụng, tiền tệ...

Minh Hà


Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]