(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các địa phương nằm trong vùng mía nguyên liệu đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho cây mía. Trong đó, chú trọng đến phát huy vai trò của các HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) trong tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nhằm xây dựng những vùng mía thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao vai trò của HTX trong phát triển vùng mía thâm canh

Những năm gần đây, các địa phương nằm trong vùng mía nguyên liệu đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho cây mía. Trong đó, chú trọng đến phát huy vai trò của các HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) trong tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nhằm xây dựng những vùng mía thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Nông dân xã Hà Long (Hà Trung) chăm sóc mía nguyên liệu.

Là một trong những vùng nguyên liệu mía trọng điểm của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan, diện tích mía nguyên liệu của xã Hà Long (Hà Trung) luôn giữ ở mức 650 ha đến 680 ha. Tuy diện tích lớn, song người dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, việc áp dụng các biện pháp thâm canh chưa được thực hiện đồng bộ. Từ năm 2014, địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dẫn đến diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn xã giảm còn từ 130 ha đến 150 ha. UBND xã đã giao nhiệm vụ cho HTX DVNN thực hiện những biện pháp thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng của cây mía nguyên liệu. Ông Lê Minh Công, Giám đốc HTX DVNN Hà Long, chia sẻ: Từ năm 2015 đến nay, HTX được UBND xã giao nhiệm vụ tìm kiếm những giải pháp để phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu của xã với phương châm “giảm diện tích nhưng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây mía phải tăng lên”. Bên cạnh đó, HTX đã đấu mối với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan để đưa những loại giống mía mới, năng suất cao như ROC 1, P8, ROC 27, Viên Lâm 22... vào sản xuất. Đồng thời, để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, HTX DVNN xã Hà Long đã đầu tư máy móc để bảo đảm khâu dịch vụ làm đất cho người dân, hợp đồng phương tiện vận chuyển... và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các hộ trồng mía, góp phần đưa năng suất trung bình của vùng mía địa phương lên gần 80 tấn/ha. Ông Trương Văn Nghĩa, thôn Đồng Toàn, xã Hà Long, cho biết: Trước đây, năng suất mía của gia đình chỉ đạt 65 tấn/ha nhưng từ khi tham gia sản xuất mía nguyên liệu của HTX DVNN, năng suất tăng đáng kể nên hiệu quả kinh tế cao.

Niên vụ 2018-2019, HTX DVNN xã Thọ Thanh (Thường Xuân) đã phát huy vai trò trong việc tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu sản xuất vùng mía nguyên liệu và xây dựng được vùng mía nguyên liệu với diện tích hơn 100 ha. Trong đó, có hơn 50 ha mía được sử dụng các biện pháp thâm canh. Ngay từ đầu niên vụ, HTX DVNN xã Thọ Thanh đã thực hiện có hiệu quả các khâu dịch vụ, như: Làm đất, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, bảo vệ thực vật. Tổ chức, lên kế hoạch, phương án thu hoạch, quản lý, vận chuyển mía nguyên liệu, mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên của HTX. Ngoài ra, HTX cũng đã hướng dẫn người trồng mía lựa chọn những giống mía năng suất cao, những biện pháp khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất. Dự kiến, niên vụ 2018-2019, diện tích mía thâm canh của địa phương đạt năng suất bình quân khoảng 100 tấn/ha, tăng hơn 30 tấn/ha so với sản xuất truyền thống. Ông Lê Hữu Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Thanh, cho biết: Việc HTX chịu trách nhiệm sản xuất, thực hiện thâm canh vùng mía nguyên liệu đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc hướng dẫn người dân chăm sóc và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Đối với quá trình thu hoạch, HTX DVNN sẽ đấu mối ký kết hợp đồng, thu mua, vận chuyển, tiêu thụ mía bảo đảm quyền lợi phù hợp nhất cho từng thành viên HTX.

Theo số liệu thống kê, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được khoảng 26.000 ha mía nguyên liệu, việc sản xuất chủ yếu thông qua các HTX DVNN. Trong đó, có hơn 10.000 ha mía thâm canh theo hình thức “liền vùng, cùng trà, khác hộ” hoặc thuê đất của nông dân để sản xuất tập trung. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình sản xuất mía thâm canh ở các HTX DVNN vẫn còn khó khăn trong tiếp cận với các nguồn vốn vay để mở rộng diện tích, đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Tỉnh ta đề ra mục tiêu, định hướng đến năm 2020, xây dựng vùng thâm canh mía nguyên liệu có năng suất trung bình đạt 90 tấn/ha và năm 2025 năng suất đạt 100 tấn/ha, chữ lượng đường bình quân đạt 12 CCS trở lên. Để đạt mục tiêu trên, các HTX DVNN cần không ngừng đổi mới, tìm hiểu, áp dụng quy trình kỹ thuật từ chọn giống, trồng đến chăm sóc và thu hoạch.


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]